Nghệ thuật tạo hình tượng Phật trong gốm mỹ nghệ Biên Hòa

Ra đời vào khoảng đầu thế kỷ XX, gốm Biên Hòa  ngoài kỹ thuật chế tác  gốm địa phương còn tiếp thu kỹ thuật từ gốm Cây Mai (Sài Gòn), tạo nên một dòng gốm đặc sắc với nhiều làng gốm nổi tiếng thời bấy giờ. Giai đoạn phát triển rực rỡ của gốm mỹ nghệ Biên Hòa từ năm 1923 đến đầu những năm 1960.

Năm 1903, Trường Mỹ nghệ Biên Hòa được thành lập (ngày nay là Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai), gốm Biên Hòa bước vào giai đoạn phát triển mới với việc tiếp thu kỹ thuật tạo gốm của phương Tây. Ban đầu gốm Biên Hòa được tráng men Pháp nhưng men phương Tây tráng lên gốm phương Đông không phù hợp nên bà Marie Balick (phụ trách ban Gốm, Trường Mỹ nghệ Biên Hòa) đã lập nhóm nghiên cứu men mới, chỉ dùng nguyên liệu trong nước như: đất sét Bình Phước, đá trắng An Giang, vôi Càn Long, tro rơm, tro củi, tro trấu và thủy tinh, dùng kim loại mạt đồng, đá đỏ (đá ong Biên Hòa) và bột màu Cobalt để tạo màu lên men, làm nên màu men độc nhất của gốm Biên Hòa, men xanh đồng của Biên Hòa (Vert de Bien Hoa). Ngoài ra, gốm Biên Hòa còn sử dụng màu đá đỏ, màu trắng rất được ưa chuộng. Đất làm gốm được lấy từ Sông Bé (Bình Phước) đem làm nhão hay hóa lỏng rồi in lên khuôn thạch cao, tuy nhiên kỹ thuật rót khuôn lúc bấy giờ còn hạn chế.

gomienhoa-3.jpg
gombienhoa-6.jpg
gombienhoa-2.jpg

Tranh gốm đề tài Quan Âm

gombienhoa-9.jpg

Quan Âm Tara

 

 

Đến năm 1960, kỹ thuật rót khuôn mới được phổ biến khi các chuyên gia Nhật Bản đến tư vấn cho Trường Mỹ nghệ Biên Hòa. Sản phẩm gốm Biên Hòa được nung ở nhiệt độ khoảng 1.3000C. Đặc trưng chính của gốm Biên Hòa là trang trí theo kiểu chạm khắc chìm phối hợp men màu, tráng men dày kể cả phông nền. Đây là điểm ưu thế để gốm Biên Hòa nhanh chóng khẳng định phong cách độc lập trong sáng tạo và xu hướng riêng biệt. Các sản phẩm gốm Biên Hòa cũng rất phong phú về kiểu dáng, đa dạng về chủng loại, song chủ yếu tập trung làm gốm mỹ nghệ. Một trong những dòng sản phẩm gốm Biên Hòa được ưa chuộng nhất đó là tượng. Tượng gốm được các nghệ nhân chú trọng khai thác, sáng tạo bằng tất cả sự ngưỡng vọng và tâm hồn hướng tới Chân-Thiện-Mỹ.

gombienhoa-4.jpg

Quán Âm Tự Tại

gombienhoa-8.jpg

Quan Âm thủ quyển

Bằng phương thức khai thác đề tài văn hóa truyền thống dân tộc nên mỹ thuật Phật giáo có ảnh hưởng không nhỏ trên sản phẩm gốm mỹ nghệ Biên Hòa. Trong đó, tượng Phật, Bồ tát, La hán… đã được các nghệ nhân gốm Biên Hòa chú trọng khai thác, sáng tạo bằng tất cả ngưỡng vọng và tâm hồn hướng đến cái đẹp, cái thiện. Những mẫu tượng thường thấy trong gốm Biên Hòa như Phật Thích Ca Mâu Ni với nhiều kiểu dáng nhập định, trì bình, cảm hóa rắn Naga, cầm bình bát, cầm bạch ngọc… Một số kiểu tượng Đạt Ma Tổ sư cũng được khai thác rất phong phú. Đặc biệt là tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Có thể nói, trong các sản phẩm gốm mỹ nghệ Biên Hòa thì tượng và tranh gốm về Bồ tát Quán Thế Âm chiếm đa số.

gombienhoa-10.jpg

gombienhoa-5.jpg

gombienhoa-7.jpg

Quan Âm hoa dây

Trong đó, mức độ tạo hình cũng hết sức sống động và gần gũi với đời thường, như tượng Quan Âm thủ quyển với dáng ngồi bán già, tay cầm cuốn sách. Quan Âm đề lam đơn giản trong hòa sắc và nghệ thuật tạo hình nhưng lại rất gần gũi với đời thường trong kiểu ngồi suy tư như thể đang nghĩ ngợi về nỗi thống khổ của cuộc đời. Tượng Quan Âm sổ châu, Quan Âm Tara là hai hình thể được tạo tác bởi sự kết hợp giữa các dòng văn hóa Việt - Chăm và Khmer thể hiện tính đa dân tộc hết sức phong phú. Tượng Quan Âm tự tại, Quan Âm nhập định và Quan Âm hoa dây là một trong những mẫu tượng tiêu biểu trong nghệ thuật tạo hình của gốm mỹ nghệ Biên Hòa, với chất men đồng đặc trưng của gốm Biên Hòa đã phần nào làm cho các pho tượng thêm vẻ uy nghi, sự hòa sắc hết sức tinh tế với nét khắc nổi các hoa văn trên tượng cũng khá sắc sảo và tỉ mỉ… Ngoài ra còn có các bức tranh gốm về đề tài Quan Âm cũng khá phong phú, thể hiện tính nhập thế của Phật giáo trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

gombienhoa-12.jpg
gombienhoa-11.jpg
gombienhoa-13.jpg

Cùng với gốm Cây Mai (Sài Gòn) và gốm Lái Thiêu (Bình Dương), gốm Biên Hòa đã tạo thành dòng gốm mang phong cách Nam Bộ, đánh dấu một giai đoạn phát triển lịch sử của nghệ thuật gốm tại miền Nam trong thời cận và hiện đại. Các sản phẩm gốm mỹ nghệ Biên Hòa mang đề tài Phật giáo hiện còn lưu giữ đến ngày nay cho thấy tư tưởng Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống cộng đồng các cư dân Nam Bộ xưa. Đây cũng là một minh chứng hùng hồn về lịch sử du nhập và phát triển văn hóa Phật giáo Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ. Ngày nay, gốm Biên Hòa với nghĩa hẹp là sản phẩm của Trường Mỹ nghệ Biên Hòa không còn chế tác, sản phẩm gốm Biên Hòa đã trở thành “của hiếm” thì các pho tượng, bức tranh gốm đề tài Phật giáo đều trở nên có giá trị. Bởi lẽ các tác phẩm ấy được kết tinh bởi đôi tay khéo léo với tâm hồn của những người thợ vô danh xưa, mới lưu lại cho nhân loại nói chung và mỹ thuật Phật giáo nói riêng một sức sống vĩnh hằng…

goimbienhoa.jpg

Nhà sưu tập Nguyễn Thanh Chương

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thượng tọa Thích Đức Thiện đọc toàn văn Tuyên bố chung Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc Thành phố Hồ Chí Minh 2025 tại phiên bế mạc, sáng nay, 8-5

Tuyên bố chung Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc Thành phố Hồ Chí Minh 2025

GNO - Tại phiên bế mạc Đại lễ Vesak 2025, sáng 8-5, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ đọc toàn văn Tuyên bố chung Thành phố Hồ Chí Minh; bản tiếng Anh do Hòa thượng TS.Tampalawela Dhammaratana, Phó Chủ tịch ICDV công bố.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại phiên bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 - Ảnh: Đăng Huy

Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tại phiên bế mạc Đại lễ Vesak LHQ 2025

GNO - Việc đăng cai và tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại TP.HCM là dấu ấn rõ nét, cho thấy vai trò ngày càng được nâng cao của GHPGVN trong cộng đồng Phật giáo quốc tế và trong tăng cường đối thoại các vấn đề toàn cầu, ngăn chặn xung đột, thúc đẩy công bằng xã hội và phát triển bền vững...
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đọc Diễn văn bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

Diễn văn bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

GNO - Đoàn kết và bao dung không chỉ là học thuyết đạo đức Phật giáo, mà còn mãi là kim chỉ nam cho những suy nghĩ, lời nói, và hành động của con người để xây dựng xã hội an hòa, ít xung đột, tràn ngập thương yêu.

Thông tin hàng ngày