Nghe và thấy

GN - Ngày hôm qua đi chùa với ông nội, cháu thấy có chuyện lạ muốn hỏi ông.

- Cháu đi chùa lễ Phật cùng ông, nghe cháu phát hiện chuyện lạ, nội thích lắm. Nào, chuyện gì nói ông nghe.

- Cháu thấy có hai chú tiểu đi đâu về, đứng nghiêm trước phòng thầy trụ trì một lát rồi mới làm chuyện khác.

- Rất tốt, hai chú thực hiện nghiêm túc việc “đi thưa về trình”.

- Nhưng cửa phòng thầy trụ trì đóng và không có thầy trong đó.

- Làm sao cháu biết thầy không có trong đó.

- Lúc mới đến cổng chùa, quý thầy trong chùa đã cho ông nội biết thầy đi vắng chưa về rồi mà.

- Ờ…ờ… Thôi ông nội hiểu rồi. Hai chú đều biết không có thầy trong phòng vì thầy đi vắng từ hôm qua. Nhưng trong đầu hai chú vẫn có thầy hiện diện và vẫn thực hiện phép “đi thưa về trình” một cách tự nhiên.

- Cháu thấy kỷ luật chùa thật gắt gao so với trường học của cháu. Nếu trường cháu mà như thế thì khối học sinh sẽ vi phạm ngay. Không có kỷ luật tự giác đâu. Chắc các chú sợ thầy trụ trì lắm.

- Để nội kể cho cháu nghe câu chuyện do người bạn  của ông kể lại.   

nghe va thay.jpg

“Hàng năm chúng tôi đều tổ chức về thăm quê hương đất nước. Nơi mà chúng tôi dừng lại lâu nhất là Huế. Ngoài những danh lam thắng cảnh, chúng tôi bị cuốn hút bởi khung cảnh chùa chiền ở đó. Chùa mà chúng tôi thích nhất là chùa Linh Mụ, không những vì cảnh sông núi hữu tình “không nơi nào có được” mà còn vì thầy trụ trì ở đó là chỗ quen thân. Nhiều lần chúng tôi ở lại tại chùa nguyên ngày luôn. Một buổi trưa sau khi ăn xong, các chú tiểu người nào việc nấy, người dọn bàn, người rửa chén bát, kẻ quét nhà… tất cả công việc nhịp nhàng, gọn gàng, sạch sẽ. Thầy trụ trì chỉ chú bé nhỏ nhất nói: “Mới nứt mắt mà một hôm tôi nghe chú hát: “Em tan trường về, anh theo Ngọ về...”., tôi thất kinh hỏi ai dạy chú hát, chú thưa bữa nào đi học qua quán karaoke cũng nghe nên thuộc.

Thấy chú đã xong việc, tôi lân la hỏi chuyện: “Bữa nay tan học có theo Ngọ về nữa không?”. Chú đứng dậy lễ phép: “Thưa, thầy con có dạy, hát như thế không hợp với người tu hành”.

Tôi hạ giọng, chỉ đủ cho chú nghe: “Thế thì ở đây kỷ luật nghiêm lắm. Chú còn thích tu?”.

Chú nhanh nhẩu trả lời: “Chúng con sống ở đây vui lắm. Thầy là một vị Bồ-tát của chúng con”.

Câu chuyện của ông như thế đó. Thế giới trong chùa không khắc nghiệt như cháu tưởng mà hoàn toàn dựa vào ý thức tự giác của mỗi người. Cháu có ý kiến gì không?  

Ông cho cháu nhận xét. “Ở chùa ta, các chú tiểu thấy hình ảnh của thầy mình mặc dù thầy mình không có mặt tại đó. Các chú tiểu cũng được dạy cách biết bỏ ngoài tai những âm thanh bên mình”.

“À ra thế, nghe và thấy là chức năng của thính giác và thị giác. Nhưng nghe và thấy thế nào cho đúng thì phải cần cái đầu!”, cháu nhận xét.

Mong rằng cháu sẽ siêng năng đi chùa để nghe và thấy nhiều điều thú vị khác, không chỉ việc ở chùa, mà ngay trong tâm hồn của cháu.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hơn 100 em thanh thiếu niên tham gia khóa tu "Tuổi trẻ" lần thứ I tại chùa Long Phước

Chùa Long Phước (TP.Bạc Liêu) khai mạc khóa tu Tuổi trẻ lần thứ I

GNO - Sáng 15-12, chùa Long Phước (P.5, TP.Bạc Liêu) tổ chức khai mạc khóa tu Tuổi trẻ lần thứ I với sự chứng minh của Thượng tọa Thích Giác Nghi, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh, trụ trì chùa Long Phước; chư tôn đức giáo thọ sư, Phật tử và hơn 100 thanh thiếu niên tham dự khóa tu.

Thông tin hàng ngày