Nghĩ từ thảm họa động đất ở Nhật Bản

Tượng Bồ tát Địa Tạng đứng giữa những đổ nát sau sự tàn phá của sóng thần
Tượng Bồ tát Địa Tạng đứng giữa những đổ nát sau sự tàn phá của sóng thần
Giác Ngộ - Trận siêu động đất gần 9 độ richter gây ra sóng thần ở Nhật Bản đã cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người. Nó không chỉ để lại hậu quả hết sức nặng nề cho nền kinh tế - xã hội nước này mà còn có nguy cơ gây ra những thảm họa lâu dài cho con người và môi trường sau khi các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima phát nổ.

Nhiều thành phố bị xóa trắng, theo thống kê sơ bộ, khoảng 14.000 người bị chết, mất tích. Những mất mát về vật chất thì khó kể xiết. Trong thoáng chốc, những thành phố xinh đẹp ven biển như Minamisanriku, Kesennuma, Rikuzentakata… bỗng biến thành bãi rác khổng lồ trước sự bàng hoàng của không chỉ người Nhật mà cho cả thế giới! Trước những hình ảnh ấy, mọi người chỉ còn biết câm lặng. Nỗi đau không thể thốt thành lời, mà trở nên lời cầu nguyện cho những nạn nhân, những người Nhật giàu tính nhẫn nại và trầm tĩnh, những đồng bào của mình đang sống và mưu sinh tại những nơi đó nhẹ bớt nỗi đau, người mất được siêu thoát, người sống sót kiên cường sớm tìm cách vượt lên thực tại…

Là một quốc gia nằm trong vùng có tần suất động đất cao nhất thế giới nên người Nhật đã có những bước chuẩn bị rất kỹ lưỡng, khoa học để đối phó với thiên tai. Chính vì vậy, nước Nhật đã giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do trận động đất lịch sử này gây ra. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu trận động đất gây sóng thần vừa qua diễn ra ở một nước khác thì hậu quả có thể sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều lần. Đã từ lâu, chính quyền Nhật Bản đã đầu tư xây dựng hệ thống đê chắn sóng. Việc xây dựng các tòa nhà cao tầng phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định rất khắt khe và đặc biệt là phải chịu đựng được các trận động đất có cường độ lên đến 5 độ richter. Do đó, các cơn dư chấn, các trận động đất nhỏ thường không ảnh hưởng nhiều đối với Nhật Bản.

Khi cơn cuồng nộ từ biển khơi đột nhiên kéo đến, từ người đứng đầu chính phủ, các quan chức địa phương cho đến những người dân đều bình tĩnh xử lý tình huống, khẩn trương nhưng rất trật tự. Hầu như tất cả người dân Nhật Bản đều được tập huấn các kỹ năng xử lý khi có tình huống khẩn cấp. Trong khi các phương tiện giao thông công cộng như tàu điện ngầm, máy bay (trừ máy bay trực thăng) bị tê liệt thì xe buýt trở thành phương tiện duy nhất để sơ tán hoặc đưa người dân về nhà. Và trong hoàn cảnh như vậy, mọi người vẫn giữ được thói quen xếp hàng lên xe buýt để đi đến nơi an toàn mà không có cảnh chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau.

Chúng ta vẫn thường thấy cảnh chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau trong các lễ hội gây nên những thảm họa hết sức đau lòng ở một số nước như lễ hội nước ở Campuchia hồi tháng 11-2010 khiến gần 400 người chết hay lễ hội ở Ấn Độ tháng Giêng vừa qua… Khi có tình huống nguy hiểm xảy ra, hầu hết mọi người đều rơi vào trạng thái hoảng loạn, mất bình tĩnh và thảm họa xảy ra là điều khó tránh khỏi.

Chúng ta còn nhớ thảm họa động đất ở Haiti năm ngoái, người dân cũng đã rơi vào trạng thái hoảng loạn và trật tự đã không được thiết lập nên khi có hàng cứu trợ từ các nước đến thì tình trạng cướp bóc, hôi của… diễn ra khắp nơi trên đất nước này.

Ở nước ta, thiên tai như bão, lũ…vẫn thường diễn ra hàng năm. Việc cứu trợ, cứu hộ được tiến hành một cách khẩn trương và nhận được sự quan tâm của toàn xã hội nhưng công tác này vẫn chưa đạt kết quả cao như mong đợi. Nguyên nhân là do phương tiện cứu hộ chưa được trang bị đầy đủ, đồng bộ và chúng ta cũng chưa có những kế hoạch, giải pháp ứng phó lâu dài với thiên tai. Mặt khác, một số địa phương chỉ thấy được những lợi ích trước mắt mà không tính đến những hậu quả có thể xảy ra sau này. Việc có quá nhiều thủy điện ở một số vùng và tình trạng chặt phá rừng quá mức được xem là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng lũ lụt hàng năm ở nước ta.

Ở phương diện khác, một phần cũng do sự chủ quan của người dân và bản thân họ cũng chưa được trang bị những kiến thức, kỹ năng ứng phó khi có tình huống nguy hiểm bất ngờ xảy ra. Bên cạnh đó, vẫn còn những phần tử cơ hội sẵn sàng nâng giá lương thực, thực phẩm và các nhu phẩm thiết yếu để kiếm lợi cho bản thân, bất chấp sự mất mát, đau thương của mọi người.

Chính vì vậy, việc có những chiến lược đối phó lâu dài với thiên tai như việc bảo vệ rừng, xây dựng hệ thống đê điều, nhà cửa… một cách chắc chắn, đủ để chống chọi với các cơn cuồng nộ của thiên nhiên vẫn còn là một bài toán nan giải đối với Việt Nam.

Từ những vấn đề nêu trên, chúng ta thấy rằng: để công tác cứu hộ đạt hiệu quả cao như Nhật Bản thì cần phải có nền kinh tế và khoa học kỹ thuật vững chắc. Trong đó ý thức của người dân cũng góp phần không nhỏ vào việc ứng phó với thiên tai. Đây cũng là bài học cho nhiều nước, trong đó có nước ta.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Niệm Phật cầu gia hộ

Lâm Đồng: Thống nhất trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh sẽ đặt tại chùa Linh Sơn (P.Xuân Hương)

GNO - Sáng 8-7, tại chùa Pháp Hoa (P.Bắc Gia Nghĩa, tỉnh Lâm Đồng), Hòa thượng Thích Minh Nhật, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng đã có buổi thăm, trao đổi một số công việc tại tỉnh Đắk Nông (cũ) sau sáp nhập 3 Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận.
Lễ tưởng niệm 28 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hào viên tịch, tại Việt Nam Quốc Tự

Tưởng niệm 28 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hào viên tịch và Tiểu tường Hòa thượng Thích Huệ Trí

GNO - Sáng nay, 8-7 (14-6-Ất Tỵ), tại Việt Nam Quốc Tự (P.Hòa Hưng), chư tôn đức Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM trang nghiêm tổ chức Lễ tưởng niệm 28 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hào viên tịch; tại thiền viện Quảng Đức (P.Xuân Hòa) diễn ra Lễ Tiểu tường Hòa thượng Thích Huệ Trí.

Thông tin hàng ngày