Ngọn lửa thắp sáng luôn được truyền trao các thế hệ

GN - Trong những ngày này ở TP.Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành long trọng tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN.

TP.Hồ Chí Minh là nơi hình thành Ban Vận động Thống nhất Phật giáo VN năm 1980 để sau đó, đi đến sự kiện lịch sử 9 tổ chức, hệ phái Phật giáo cùng gặp gỡ trong Hội nghị Thống nhất Phật giáo VN tại chùa Quán Sứ - Hà Nội từ ngày 4 đến 7-11-1981 để thành lập một tổ chức chung, thống nhất trong ý nghĩa trọn vẹn trên toàn lãnh thổ của đất nước: GHPGVN.

aaa (7).JPG


Trọng thể lễ mit-tinh kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN tại TP.HCM - Ảnh: GNO

Trong Lời khai mạc Hội thảo khoa học chủ đề “GHPGVN 35 năm hình thành và phát triển” ngày 2-11, HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN, Trưởng ban Tổ chức Đại lễ tại TP.HCM đã nhận định: “Từ khi du nhập vào VN, Phật giáo đã bám rễ sâu vào lòng dân tộc. Sự phát triển của Phật giáo luôn gắn liền và đồng hành cùng vận mệnh của non sông đất nước qua các thời kỳ lịch sử. Tinh thần từ bi trí tuệ, vô ngã vị tha vẫn được bao thế hệ Tăng Ni Phật tử thắp sáng trao truyền dù là trong những giai đoạn Pháp nạn cam go nhất và khó khăn nhất”.

Hòa thượng cũng đã điểm lại lịch sử mà GHPGVN đã thừa kế: “Trong lịch sử Phật giáo VN thời cận đại, với chủ trương đồng hành Phật giáo với dân tộc, các giáo hội Phật giáo của VN đã nỗ lực thống nhất Phật giáo 5 lần. Mỗi lần thống nhất Phật giáo, dù ở phạm vi một miền hay ở phạm vi quốc gia, các tổ chức thống nhất Phật giáo VN trước đó đã thiết lập nền tảng cho con đường thống nhất Phật giáo toàn quốc vững mạnh như ngày hôm nay. Nói cách khác, không có các cuộc thống nhất Phật giáo trước đây thì công cuộc thống nhất GHPGVN vào năm 1981 khó có thể thành tựu mỹ mãn”.

5 dấu mốc thống nhất đó chính là những dấu son trong lịch sử Phật giáo dân tộc với sự hình thành các tổ chức mang dấu ấn của từng giai đoạn: Tổng hội Phật giáo Việt Nam (1951), Giáo hội Tăng-già toàn quốc Việt Nam (1952), Hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam (1954), Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (1964), và Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981).

35 năm trải qua gần 7 nhiệm kỳ, GHPGVN đã đạt được nhiều thành tựu trên mọi mặt. Và như một cơ thể sống luôn vận động, Giáo hội cũng có những thay đổi đáp ứng các yêu cầu mới trong từng giai đoạn phát triển, đồng thời cũng đối mặt với những thách thức cần có giải pháp phù hợp, hữu hiệu để tiếp tục sứ mệnh của mình, như Lời nói đầu trong Hiến chương đã xác định: “Lý tưởng giác ngộ chân lý, hòa hợp chúng, hòa bình và công bằng xã hội của giáo lý Đức Phật, nhằm phục vụ Dân tộc, Tổ quốc và nhân loại chúng sinh, là tôn chỉ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam”.

Lý tưởng - sứ mệnh đó là bất biến, nhưng để làm tròn được sứ mệnh đó đòi hỏi Giáo hội phải luôn có một sự linh hoạt trong phương thức hoạt động, gắn với lợi ích của số đông trong hòa bình và công bằng xã hội, liên đới mật thiết với chất lượng dân sinh trong tinh thần Phật giáo và Dân tộc.

Kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN là cơ hội để ôn lại những bài học lịch sử, nhìn lại những thành tựu mà Giáo hội đã đạt được, đồng thời để định hướng cho chương trình hoạt động của Giáo hội thiết thực trong sự nghiệp phụng sự nhân sinh và đất nước, xứng với truyền thống “Hộ quốc an dân” của Phật giáo VN.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Lệ Trang chủ trì, phát biểu tại buổi họp mở rộng - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM sẽ không nhận hoa, phẩm vật chúc mừng tại các hội nghị sắp tới

GNO - Đó là thông báo của Hòa thượng Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM trong buổi họp mở rộng của Ban Thường trực Ban Trị sự TP với các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự TP.Thủ Đức, 21 quận huyện nhằm triển khai các hoạt động Phật sự cuối năm Giáp Thìn, vào sáng nay, 14-12, tại Việt Nam Quốc Tự.

Thông tin hàng ngày