Người cao tuổi cần lưu ý gì khi đi bộ?

GNO - Đi bộ là một trong những loại hình vận động thể chất được yêu thích nhất. Đi bộ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như làm chắc khỏe cơ, xương, các mô kết nối và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ, hơn 145 triệu người trưởng thành ở nước này chọn hình thức vận động này để rèn luyện sức khỏe.

di bo 2.jpg

Người cao tuổi khi đi bộ, dù bị đau ở vị trí nào hay mức độ nào cũng không nên bỏ qua - Ảnh minh họa

Đi bộ là loại hình vận động tốt cho người cao tuổi. Với người mới bắt đầu, đi bộ ít tác động đến cơ thể - là cách vận động thân thiện với các khớp, cải thiện sức khỏe toàn diện, giúp thân hình cân đối.

Theo CDC, đi bộ nhanh 150 phút mỗi tuần hay 25 phút mỗi ngày - hình thức vận động cường độ vừa phài này thật sự giúp chúng ta khỏe mạnh và ngăn chặn nhiều bệnh tật.

Một nghiên cứu phát hành năm 2016 trên tạp chí Cảm xúc cho thấy, chỉ cần đi bộ 12 phút cũng có thể giúp thúc đẩy trạng thái tinh thần. Và đi bộ cùng người khác cũng có lợi cho sức khỏe tinh thần.

Các nghiên cứu đã phát hiện mối liên hệ tích cực giữa tương tác xã hội với sức khỏe thể chất và tinh thần ở người cao tuổi - theo Viện Lão hóa Hoa Kỳ. Vì thế, đi bộ với bạn bè hay người trong gia đình tốt cho thể chất và não bộ chúng ta.

Những điều cần lưu ý trước khi bắt đầu lộ trình đi bộ

Điều đầu tiên cần làm là trao đổi với bác sĩ xem việc đi bộ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe người cao tuổi trong nhà không. Điều này đặc biệt cần thiết khi người cao tuổi đang có bệnh lý nào đó.

Bạn cần kiểm tra danh sách những thứ cần thiết trong kế hoạch đi bộ để đảm bảo an toàn ở mức cao nhất như: đôi giày phù hợp và thoải mái với đôi bàn chân, điện thoại luôn sạc đầy pin để sẵn sàng có thể liên lạc khi cần, một chai nước uống.

Nếu người cao tuổi có nhu cầu y tế khác do bệnh lý hay tình trạng sức khỏe nào đó thì cần đảm bảo sự xác nhận nhân thân dễ dàng khi cần.

An toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất. Khi bắt đầu ra ngoài thể dục, cần thông báo cho bạn bè, người ở cùng phòng hay người nhà biết lộ trình và thời gian luyện tập, bao lâu sẽ quay về.

Trong trường hợp đi bộ một mình có thể sử dụng tai nghe nhưng lưu ý điều chỉnh âm lượng vừa đủ để có thể nghe được âm thanh bên ngoài.

Lưu ý, khi bị đau dù ở vị trí nào hay mức độ nào cũng không nên bỏ qua. Khi đau, cần nghỉ ngơi và chườm lạnh vùng khó chịu ngay. Sau khi sự viêm nhiễm giảm, hãy bắt đầu lại một cách nhẹ nhàng và từ từ. Nếu tình trạng đau không thuyên giảm, cần đưa người cao tuổi đến gặp bác sĩ.

Các chuyên gia khuyên nên xây dựng kế hoạch đi bộ trong thời gian 4 tuần. Khi tiến hành, cần lắng nghe cơ thể mình và trao đổi với bác sĩ nếu thấy đau hay có bất ổn nào đó.


Huệ Trần
(theo Reader’s Digest)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Lần đầu tiên tổ chức Khoá bồi dưỡng thiết kế truyền thông hướng đến Đại lễ Vesak LHQ 2025

[Video] Lần đầu tiên tổ chức Khoá bồi dưỡng thiết kế truyền thông hướng đến Đại lễ Vesak LHQ 2025

GNO -  Khóa bồi dưỡng diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 21 đến 23-11-2024; với nội dung: Thiết lập truyền thông vào tổ chức sự kiện (Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền thông Square Võ Thành Trung và ông Nguyễn Huy, Giám đốc sáng tạo thuộc Tập đoàn Square đảm trách chia sẻ); Thiết kế đồ họa, nguyên lý và ứng dụng cơ bản...
Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.

Thông tin hàng ngày