Người trẻ lên chùa “học Phật”

Cứ nhắc đến chùa chiền người ta sẽ nghĩ ngay đến các cụ già lên chùa lễ Phật, cầu kinh chứ ít ai hình dung giới trẻ lại lên chùa. Thế mà, những năm trở lại đây, xu hướng lên chùa học đạo lại được đông đảo các bạn trẻ hưởng ứng.

Đã thành thông lệ, cứ vào cuối tuần là các bạn trẻ sống và làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội lại đến các chùa. Quả thực có đến các chùa: Lý Quốc Sư (Hoàn Kiếm), Chùa Cót (Cầu giấy), Chùa Đình Quán (Từ Liêm)… thì mới thấy, có nhiều người trẻ cũng thành tâm đến với cửa Phật để học nhiều đạo lý nhà Chùa.

Ban đầu chỉ là một vài bạn trẻ tìm đến chùa chiền để giải tỏa căng thẳng sau những ngày học tập vất vả. Một số thì do cha mẹ gửi lên chùa học đạo để tạm xa lánh những thú tiêu khiển. Lâu dần, đã trở thành phong trào và đến nay đã có cả một tổ chức mang tên Liên đoàn Thanh niên Phật tử. Cả Liên đoàn được chia làm 12 Câu lạc bộ sinh hoạt tại các chùa trên địa bàn Hà Nội.

Ngày càng có nhiều bạn trẻ lên chùa

Ngày càng có nhiều bạn trẻ lên chùa "học Phật"

Tại đây, các bạn sẽ được sư thầy dạy giáo lý nhà phật, đọc sách, nghe kinh... Ngoài các buổi học giáo lý thì các thầy còn tổ chức các hoạt động xã hội lành mạnh cho các em tham gia. Vì đối tượng là thanh niên nên mỗi bài giảng của các thầy đều được tiết chế sao cho phù hợp, dễ cảm thụ và tác động đến việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân.

Gõ mõ và Thiền là hai phương pháp mà các bạn trẻ khi bước vào sinh hoạt trong môi trường này phải học. Nếu như đọc kinh giúp các bạn biết lắng nghe, thanh lọc tâm hồn thì Thiền là phương pháp hữu hiệu giúp các bạn trẻ giải tỏa được căng thẳng, tìm lại sự bình an cho riêng mình. Các hoạt động xã hội như gặp gỡ giao lưu giữa các thành viên Phật Tử các chùa thuộc nội thành Hà Nội, hay các thành viên thanh niên Phật Tử của những ngôi chùa khác trong cả nước giúp giới trẻ hòa đồng và tự tin hơn vào chính bản thân mình.

CLB Thanh niên Phật Tử được hình thành trong tâm thế ấy. Thành lập năm 2005, CLB vỏn vẹn chỉ có hơn 20 thành viên. Đến nay, con số đã lên đến hơn 300 thành viên chính thức. Các thành viên này chủ yếu đang sống và làm việc ở thủ đô Hà Nội, còn một số bạn thuộc chi hội ở các tỉnh thành khác. Nhận thức rõ vai trò của đạo Phật trong việc giáo dục thế hệ trẻ cũng như tác động lớn đối với sự hình thành nhân cách, nên nhiều bậc phụ huynh đã đưa con vào chùa, nhờ các thầy chỉ giáo.

Học Thiền
Học Thiền

Bạn Thu Phương, sinh viên trường Đại học Văn hóa HN cho biết: “Tu” theo đạo Phật có nghĩa là sửa. Khi mình bước chân vào chùa để được nghe các thầy giảng về giáo lý nhà Phật mình cảm thấy thực sự lý thú. Mình nhận ra nhiều điều và khi áp dụng vào cuộc sống mình thực sự tìm thấy được sự an lạc, bình yên lạ kỳ.

Trong số các bạn là thành viên của CLB thanh niên Phật tử, không ít bạn trước đây đã sa vào những thú tiêu khiển tốn thời gian và tiền bạc nhưng khi tìm đến sinh hoạt với CLB, các bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn và thực sự coi đây là gia đình thứ 2, có thể chia sẻ những tâm tư nguyện vọng của mình.

Chị Nguyễn Hải Vân, Nghĩa Tân- Cầu Giấy nói: “Bản thân tôi cũng là một Phật tử nên hơn ai hết tôi hiểu được ý nghĩa của việc cho con học giáo lý tại chùa. Chính vì thế, có 3 con trai, tôi đều cho các con đến chùa học đạo vào cuối tuần. Đặc biệt, các bạn Thanh thiếu niên học được cách thực tập chánh niệm để nuôi dưỡng niềm bình an cho tự thân trong cuộc sống hàng ngày. Giúp những người trẻ  làm chủ được những tập khí buông thả, dữ dằn của họ và để họ tìm thấy an lạc cho tự thân. Từ đó sống đẹp hơn lên, sau khoá tu thiên này, các bạn sẽ có niềm an vui, thương và hiểu mọi người hơn, biết tự mình phục vụ cho chính mình”.

Là một thành viên mới bạn Trần Thành chia sẻ: “Tuy mới tham gia vào CLB nhưng mình thấy thực sự lý thú. Thủa ban đầu không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ nhưng mình đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy và các bạn sinh hoat trong CLB, mình cảm thấy thực sự thoải mái”.

Xu hướng người trẻ lên chùa “học Phật” không còn là mới, nhưng khi mà hằng ngày, đời sống giới trẻ vẫn đang bị những trò tiêu khiển không lành lạnh “xâm lấn” thì việc tìm đến chùa chiền để học đạo lý, hay đơn giản hơn chỉ là để tĩnh tâm, để cân bằng cuộc sống cũng là một việc tốt.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày