“Người về với Như”

GNO - Đó là tựa sách mới nhất của tác giả Nhật Chiêu, một trong những nhà giáo dành riêng niềm say mê của mình cho thơ ca cổ xưa.

Kỷ niệm ngày ấn hành tập sách mới, tối qua (25-2), tác giả Nhật Chiêu đã có buổi trò chuyện cùng độc giả tại Kafka bookstore café (Q.1, TP.HCM).

a giao hao 3.jpg


Tác giả Nhật Chiêu trò chuyện cùng độc giả

Nhiều bạn đọc chắc đã không còn xa lạ với tác giả Nhật Chiêu, bên cạnh việc giảng dạy trên giảng đường đại học, ông còn mang tâm hồn của một nhà văn, dịch giả, diễn giả, nhà nghiên cứu văn học và đặc biệt là thơ ca Nhật Bản.

Tuy nhiên, trong tác phẩm “Người về với Như” ấn hành đầu năm mới lần này, sẽ không còn là tâm hồn của riêng văn học nghệ thuật nước ngoài, mà ở đây, tác giả Nhật Chiêu trở thành “người tình của thơ ca Việt Nam”. Tác phẩm thể hiện sự am hiểu sâu dày của tác giả về văn chương cổ suốt từ thời Lý-Trần đến nay qua phương thức “tương chiếu”, mượn văn chương nước ngoài để soi sáng và làm bật lên nét đẹp hiếm có của văn chương nước mình, đưa người đọc đi đến thấu hiểu những vần thơ cổ xưa và yêu mến văn học Việt Nam hơn.

Người về với Như” là tập tùy bút thơ ca gồm 34 bài viết, trong đó, tác giả Nhật Chiêu trau chuốt, chọn lọc ra các thi hào lẫy lừng nhất trong lịch sử văn học Việt Nam như Đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, cho đến Bùi Giáng… Ông cũng nhẹ nhàng lồng ghép để hòa quyện vào tác phẩm của mình những hình ảnh: Hồ Xuân Hương - Hoàng Chân Y và huyền thoại người nữ, Hàn Mặc Tử và Han Yong Un: Thơ ca của niềm im lặng, Triết lý Tarot và Truyện Kiều: từ ngây thơ đến thế giới… tạo nên nhiều nét biến hóa, tương đồng đầy thú vị cho người đọc.

a giao hao 1.jpg


Nhiều bạn trẻ giao lưu với tác giả Nhật Chiêu

Tại buổi trò chuyện với không gian ấm cúng, thân tình, giữa nhiều bạn đọc trẻ cũng như các nhà văn, nhà thơ khác, tác giả Nhật Chiêu nhấn mạnh: “Tập sách này nổi bật ở cái Đẹp, một cái Đẹp đầy ẩn dụ và sâu xa, nhưng không mơ hồ. Bởi cái Đẹp là thứ không thể định nghĩa dù người ta có cố gắng định nghĩa nó đến đâu, cái Đẹp là để tìm kiếm và cảm thụ. Và “Người về với Như” là cách tôi cảm thụ cái Đẹp của những gì mình biết, mong mọi người cảm thụ vẻ đẹp này cùng tôi”.

Giao Hảo

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày