Nhà giáo, nhà nghiên cứu - Phật tử Phan Đăng từ trần

Nhà giáo, nhà nghiên cứu Phan Đăng (1949-2024) - Ảnh: Quảng Điền/BGN
Nhà giáo, nhà nghiên cứu Phan Đăng (1949-2024) - Ảnh: Quảng Điền/BGN
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Nhà giáo, nhà nghiên cứu - Phật tử Phan Đăng, pháp danh Tâm Quyền, nguyên quán Quảng Trị, đã từ trần tại tư gia ở cố đô Huế, hưởng thọ 76 tuổi.

Thông tin từ gia đình cho biết, nhà giáo Phan Đăng thuận thế vô thường từ trần vào lúc 23 giờ 45 phút ngày 29-9-Giáp Thìn (31-11-2024).

Tang lễ được tổ chức theo truyền thống Phật giáo tại tư gia, số 366 đường Phan Châu Trinh, P.An Cựu, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lễ nhập quan cử hành vào lúc 15 giờ 30 ngày 1-11-2024; Lễ di quan vào lúc 10 giờ ngày 5-11-2024, an táng tại Nghĩa trang Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nhà giáo Phan Đăng là một tấm gương trong học tập, truyền cảm hứng nghiên cứu cho nhiều thế hệ sinh viên, trong đó có nhiều Tăng Ni ở các trường Phật học, Học viện Phật giáo VN tại Huế.

Ông nguyên Trưởng khoa Ngữ văn thuộc Đại học Khoa học - Đại học Huế, đồng thời là nhà nghiên cứu uyên thâm Hán - Nôm, am tường văn hóa, lịch sử, có nhiều công trình dịch và chú giải.

Năm 2022, tác phẩm Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của tác giả Lê Quang Định được ông dịch và chú giải được đánh giá rất cao qua việc Hội đồng giải thưởng sách Quốc gia tôn vinh, quyết định trao tặng giải A cho ông.

Nhà giáo, nhà nghiên cứu Phan Đăng (1949-2024) với dịch phẩm Hoàng Việt nhất thống dư địa chí - Ảnh: V.T/BGN

Nhà giáo, nhà nghiên cứu Phan Đăng (1949-2024) với dịch phẩm Hoàng Việt nhất thống dư địa chí - Ảnh: V.T/BGN

Cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, nguyên Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế mời tham gia giảng dạy, cố vấn công tác đào tạo cho Học viện; ông nhiệt thành tham dự các cuộc nghiên cứu điền dã do Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán tổ chức đến nhiều địa phương; trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu và có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp giáo dục Phật giáo và văn hoá dân tộc.

Hội đồng Trị sự GHPGVN đã tặng Bằng tuyên dương công đức vì sự nghiệp giáo dục Phật giáo và nghiên cứu khoa học mà nhà giáo Phan Đăng đã cống hiến, đóng góp liên tục nhiều năm qua.

Nhà giáo Phan Đăng sinh năm Kỷ Sửu (1949), tại làng Điếu Ngao, xã Triệu Lễ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (nay thuộc P.2, TP.Đồng Hà, tỉnh Quảng Trị).

Gia đình song thân là những Phật tử thuần thành, nên từ nhỏ ông đã đến chùa sinh hoạt với Gia đình Phật tử, quy y với Đại lão Hòa thượng Thích Hưng Dụng và được ngài ban pháp danh Tâm Quyền.

Là một trí thức Phật tử, nhà giáo Phan Đăng gắn bó và hộ trì các hoạt động văn hóa - giáo dục Phật giáo ở cố đô Huế, có nhiều công trình nghiên cứu đăng trên ấn phẩm Liễu Quán; được nhiều bậc thiện tri thức, chư tôn túc Tăng Ni quý mến, kính trọng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1310 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chân lý thứ ba rưỡi giữa khổ đau và hạnh phúc tối thượng

GNO - Hạnh phúc chân thật không nằm nơi những gì dễ đổi thay. Tỳ-kheo Thanissaro nhắc nhở chúng ta: nếu còn tìm hạnh phúc trong những điều gắn liền với khổ đau, thì thất vọng chỉ là chuyện sớm muộn. Chỉ khi quay về với nội tâm tĩnh lặng, ta mới chạm được vào an lạc bền vững.
Đoàn khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn

Thái Nguyên: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và lãnh đạo liên ngành khảo sát địa điểm đặt Văn phòng Phật giáo

GNO - Chiều 17-7, Thượng tọa Thích Nguyên Thành, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh; bà Đỗ Thị Minh Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh làm trưởng đoàn, đã khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn.

Thông tin hàng ngày