Nhà nghiên cứu Vĩnh Cao (1946-2024) từ trần

Nhà Hán học, chuyên gia nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Phước Vĩnh Cao (1946-2024)
Nhà Hán học, chuyên gia nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Phước Vĩnh Cao (1946-2024)
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Nhà nghiên cứu Vĩnh Cao (Nguyễn Phước Vĩnh Cao), pháp danh Nguyên Hải, nhà Hán học, chuyên gia nghiên cứu văn hóa Huế, là Phật tử tín kính Tam bảo; do niên cao, ông đã từ trần tại tư gia ở cố đô Huế, hưởng thọ 79 tuổi.

Thông tin từ gia đình cho biết, nhà nghiên cứu Vĩnh Cao thuận thế vô thường từ trần vào lúc 6 giờ 00 phút ngày 18-9-Giáp Thìn (nhằm ngày 20-10-2024).

Tang lễ được tổ chức tại tư gia, số 93 - Kiệt 2 đường Tô Hiến Thành, P.Phú Cát, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lễ nhập quan cử hành vào lúc 17 giờ 30 ngày 20-10-2024; Lễ di quan vào lúc 8 giờ ngày 24-10-2024, an táng tại Nghĩa trang Phía Nam Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nhà nghiên cứu Vĩnh Cao là con trai của nhà Huế học Bửu Kế, nguyên quản thủ Tàng Cổ Viện - tiền thân Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế, Ban Toán, khóa 1964-1968 (khóa Nguyễn Khuyến).

Ông là nhà Hán học uyên thâm, am tường Dịch lý, là tác giả của nhiều công trình như: Từ lâm Hán - Việt Từ điển (soạn chung với tác giả Nguyễn Phố); Nguyễn Phúc tộc thế phả, Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn... Đặc biệt, ông là người hiệu đính và bổ chú toàn bộ 10 tập Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên, dày hơn 10.000 trang, NXB Khoa học xã hội, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế và Viện Sử học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam hợp tác xuất bản.

Chân dung Nhà nghiên cứu Vĩnh Cao (1946-2024)

Chân dung Nhà nghiên cứu Vĩnh Cao (1946-2024)

Nhà nghiên cứu Vĩnh Cao sinh năm Bính Tuất (1946), am tường nhiều lĩnh vực về đời sống văn hóa Huế; ông còn là một nhà giáo mẫu mực, tận tâm với việc giảng dạy bộ môn Hán văn, truyền đạt tri thức cho các thế hệ học trò; là giáo thọ Trường Trung cấp Phật học tỉnh Thừa Thiên Huế, đóng góp nhiều công sức trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo các thế hệ Tăng Ni sinh ở cố đô.

Nhà nghiên cứu Vĩnh Cao là nhạc phụ của KTS.Nguyễn Đức Mạnh Tường, một cộng sự tích cực gắn bó liên tục với việc tổ chức các hoạt động văn hóa, các Tuần Văn hóa Phật giáo tại Huế, Nghệ An, Nha Trang, Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc... từ năm 2005 cho đến nay. Nhóm chư Tăng thân hữu nhất tâm cầu nguyện Chơn linh Phật tử Nguyên Hải Nguyễn Phước Vĩnh Cao vãng sanh Tịnh độ; chân thành phân ưu cùng KTS.Nguyễn Đức Mạnh Tường và gia đình về sự mất mát lớn lao này.

Nam-mô Tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật.

(Thích Tâm Hải, Thích Không Nhiên, Thích Thanh Thắng, Trần Văn Duy)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1273 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Bồ-tát Quán Thế Âm có hiện tướng thân nữ từ lúc nào?

GNO - Các nghiên cứu cho biết, từ đặc trưng ngôn ngữ cổ đại Ấn Độ, cũng như nhiều nguồn căn cứ khác, trong đó sinh động nhất là nghệ thuật điêu khắc đã xác nhận thân tướng Bồ-tát Quán Thế Âm ban đầu được diễn tả là nam tướng.

Thông tin hàng ngày