Nhìn vào quá khứ, hướng đến tương lai

GN - Phật giáo Quảng Ninh đang từng bước khôi phục các giá trị của mình tại vùng đất địa linh nhân kiệt

Cách đây hơn 700 năm, Đức vua Trần Nhân Tông - vị vua anh minh thứ 3 của triều đại nhà Trần đã từ bỏ ngai vàng, dựng thảo am ở ngọn Tử Tiêu núi Yên Tử làm nơi ẩn tu thiền định, lấy đạo hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, sau đó thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, góp phần quan trọng làm cho đạo Phật hưng thịnh một thời.

wwwT9 (1).jpg

Yên Tử trở thành trung tâm hành hương của Phật giáo Yên Tử - Ảnh: M. Tâm

Tuy là một vùng đất có truyền thống Phật giáo như thế, nhưng mãi đến năm 2004, Phật giáo Quảng Ninh mới thành lập được Ban Trị sự, do Trưởng lão HT.Thích Thanh Tứ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban.

Ngay sau đó, Phật giáo Quảng Ninh đã đề nghị Trung ương Giáo hội cùng các cấp chính quyền địa phương khôi phục lại Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển Tăng Ni, Phật tử. Nhờ thế, từ một tỉnh không nhiều Tăng Ni, đến hết nhiệm kỳ II (2007-2012), Phật giáo Quảng Ninh có 326 vị Tăng Ni trực tiếp trụ trì, tu học và hành đạo tại các cơ sở tự viện và có trên 150 nghìn Phật tử tại gia sinh hoạt ở 230 đạo tràng, tổ, hội Phật tử.

Tuy vậy, Phật giáo Quảng Ninh vẫn tồn tại sự phân bố không đồng đều ở các địa phương. Tăng Ni, Phật tử và cơ sở tự viện chủ yếu tập trung ở các huyện, thị xã, thành phố vùng đô thị, đồng bằng như: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều, Quảng Yên; các huyện miền núi, hải đảo như: Bình Liêu, Ba Chẽ, Cô Tô hiện chưa có Tăng Ni, Phật tử  và các cơ sở tự viện. Một số địa phương như: Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Hoành Bồ, Móng Cái có rất ít Tăng Ni, Phật tử và cơ sở tự viện.

Song song đó, nhằm truyền trì mạng mạch Phật pháp, đáp ứng yêu cầu thọ giới tu học, hành đạo của Tăng Ni và để trang nghiêm ngôi Tam bảo,  trong thời gian qua, Tỉnh hội đã tổ chức Đại giới đàn Trúc Lâm Tam Tổ lần thứ II, lần thứ III với 192 giới tử trong và ngoài tỉnh thụ giới, gồm 90 giới tử thọ Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni và 102 giới tử thọ Sa-di, Sa-di-ni. Ngoài ra, được sự tận tình giúp đỡ của các cơ quan chức năng, Tỉnh hội cũng bổ nhiệm cho 41 vị Tăng, Ni trụ trì các chùa trong tỉnh.

Đặc biệt, được sự cho phép và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, năm 2008 Tỉnh hội kết hợp với Trung ương Giáo hội, trọng thể tổ chức Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn trang nghiêm tại non thiêng Yên Tử. Đại lễ tưởng niệm được tổ chức với quy mô quốc gia. Đây là Đại lễ Phật giáo đầu tiên được truyền hình trực tiếp trên đài truyền hình quốc gia và thu hút sự quan tâm của đông đảo các cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước, đã tạo không khí, tinh thần tự hào và đoàn kết của Phật giáo Việt Nam. Trong khuôn khổ của sự kiện này, Ban Trị sự còn đồng loạt tổ chức Hội thảo khoa học “Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, thân thế và sự nghiệp”, đại lễ cầu siêu trên sông Bạch Đằng lịch sử, lễ thắp nến cầu nguyện hòa bình, diễu hành xe hoa, ủng hộ từ thiện nhân đạo… Sau đại lễ này, Trung ương Giáo hội đã có nghị quyết lấy ngày 1-11 ÂL hàng năm (ngày nhập diệt của Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông) là Đại lễ của Phật giáo Việt Nam .

Với những gì đạt được, theo TT.Thích Thanh Quyết, Trưởng ban Trị sự, Phật giáo Quảng Ninh đang từng bước khôi phục các giá trị của mình tại vùng đất địa linh nhân kiệt và tiếp nối trọn vẹn các giá trị nhập thế của Phật giáo mà các bậc tiền bối đã dày công xây dựng.

Quảng Ninh thuộc vùng Đông bắc Việt Nam , có diện tích tự nhiên 611.081,3ha. Toàn tỉnh có 250km bờ biển và 132,8km đường biên giới quốc gia, với 14 đơn vị hành chính gồm 9 huyện, 1 thị xã và 4 thành phố trực thuộc tỉnh. Dân số hiện nay gần 1,2 triệu người với 28 dân tộc, dân tộc thiểu số chiếm khoảng 12% tổng số dân của tỉnh.

Phật giáo Quảng Ninh hiện có 326 vị Tăng Ni trực tiếp trụ trì, tu học và hành đạo tại các cơ sở tự viện và có trên 150 nghìn Phật tử tại gia sinh hoạt ở 230 đạo tràng, tổ, hội Phật tử tại 107 trong tổng số 152 ngôi chùa của toàn tỉnh. Nhiệm kỳ vừa qua, Tỉnh hội đã thực hiện công tác bổ nhiệm 41 vị Tăng Ni làm trụ trì; quy y cho hơn 20 nghìn cư sĩ, Phật tử mới nhập đạo; tổ chức thuyết giảng tại hàng chục giảng đường, duy trì an cư kiết hạ hàng năm và thực hiện công tác từ thiện trên 20 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày