Như Lai - Bậc nói lời chân thật

0:00 / 0:00
0:00

GN - Đức Phật, Như Lai là bậc Giác ngộ, đấng Toàn giác, “tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn”. Toàn giác còn có nghĩa là Như Lai biết hết mọi chuyện từ quá khứ, hiện tại, cho đến vị lai.

Tuy nhiên, khi còn tại thế, đối với những câu hỏi liên quan đến các phạm trù siêu hình và quyền năng, Đức Phật đều im lặng. Chính sự im lặng này của Đức Phật mà đương thời dấy lên nhiều nghi vấn “Sa-môn Cù-đàm biết suốt việc trong đời quá khứ, nhưng không biết việc trong đời vị lai”.

bactoangiac.jpg


Bậc Toàn giác

Thực ra những câu hỏi có tính siêu hình thì Như Lai không quan tâm, vì cho rằng đó là hý luận. Theo Ngài, việc cần thiết nhất cho chúng sinh là nhận thức sự khổ và tìm phương pháp diệt khổ. Ngài thường lấy ví dụ như người bị trúng tên thì việc cần làm là rút mũi tên ấy ra rồi cấp tốc chữa trị. Trong khi chờ chết mà truy tìm nguồn gốc của mũi tên, do ai bắn, được làm từ chất liệu gì… thì không thực tiễn và chẳng thông minh. Nên những cật vấn của ngoại đạo về việc Như Lai có biết về quá khứ, vị lai hay không, Ngài thường im lặng.

“Một thời, Phật ở tại nước Ca-duy-la-vệ, trong khu rừng của Ưu-bà-tắc Miến-kỳ, cùng với chúng Đại Tỳ-kheo 1.250 người…

Rồi Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

Hoặc có Phạm chí ngoại đạo nói như vậy: Sa-môn Cù-đàm biết suốt việc trong đời quá khứ, nhưng không biết việc trong đời vị lai. Tỳ-kheo kia, cùng Phạm chí dị học kia, trí tuệ khác nhau, trí quán cũng khác, nên lời nói hư dối. Như Lai đối với việc quá khứ kia, không gì không thấy biết, rõ như ở trước mắt. Đối với đời vị lai, Như Lai có trí tuệ phát sanh từ đạo. Việc trong đời quá khứ vốn hư dối không thật, không đáng vui thích, không lợi ích gì, Như Lai không ghi nhận. Hoặc việc quá khứ có thật, nhưng không đáng ưa thích, không ích lợi gì, Phật cũng không ghi nhận. Nếu việc quá khứ có thật, đáng ưa, nhưng không lợi ích, Phật cũng không ghi nhận. Nếu việc quá khứ có thật, đáng ưa, có lợi ích, Như Lai biết suốt, sau đó mới ghi nhận. Vị lai, hiện tại, cũng vậy.

Như Lai đối với quá khứ, vị lai, hiện tại, nói đúng thời, nói sự thật, nói có nghĩa, có lợi, nói đúng pháp, đúng luật, không có lời hư dối. Phật từ đêm đầu tiên thành Vô thượng Chánh giác cho đến đêm cuối cùng, trong khoảng giữa, có nói điều gì, thảy đều như thật; do đó gọi là Như Lai.

Lại nữa, những điều Như Lai nói đúng như sự; sự đúng như lời; do đó gọi là Như Lai”.

(Kinh Trường A-hàm, kinh Thanh tịnh, số 17 [trích])

Ở pháp thoại này, khi được hỏi về vấn đề siêu hình thì Như Lai không im lặng nữa mà nói rõ: “Nếu việc quá khứ có thật, đáng ưa, có lợi ích, Như Lai biết suốt, sau đó mới ghi nhận. Vị lai, hiện tại, cũng vậy”. Rõ ràng Ngài biết hết quá khứ, hiện tại, vị lai nhưng chỉ ghi nhận và nói ra những việc “có thật, đáng ưa, có lợi ích” mà thôi. Điều này cũng giống như người thông minh biết sàng lọc thông tin trong thời hiện đại. Chỉ chọn những thông tin gì “có thật, đáng ưa và có lợi ích” mới tiếp nhận, còn lại tin rác đều buông hết, không quan tâm.

Vì có chọn lọc, chỉ ghi nhận và nói ra những việc “có thật, đáng ưa và có lợi ích” nên Như Lai “từ đêm đầu tiên thành Vô thượng Chánh giác cho đến đêm cuối cùng, trong khoảng giữa, có nói điều gì, thảy đều như thật; do đó gọi là Như Lai”. Nên Như Lai là bậc nói lời chân thật, nói lên sự thật, lợi ích hữu tình. Đó cũng là lý do hơn 2.500 năm sau, những lời dạy của Ngài vẫn là chân lý, và hàng đệ tử không cần chỉnh sửa hay uốn nắn giáo pháp cho phù hợp với thời đại và khoa học.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Phân ban Ni giới TP.Hà Nội tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề: Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển

Hà Nội: Tọa đàm khoa học Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển

GNO - Trong khuôn khổ Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Ni tiền bối hữu công, chiều 2-4, Phân ban Ni giới TP.Hà Nội tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề: Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển, tại tổ đình Tây Thiên - Trung Hậu (xã Tiền Phong, H.Mê Linh).
Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực là vị Thầy lãnh đạo gắn bó và gần gũi, vững chãi và điềm tĩnh, uy nghiêm để lại những dấu ấn tâm linh sâu đậm trong tâm thức người có duyên thân cận, tiếp xúc - Ảnh tư liệu của cư sĩ Tâm Tưởng Nguyễn Thường

Hòa thượng Thích Chánh Trực: Vị lãnh đạo luôn vững chãi, trí tuệ giữa mọi biến động

GNO - Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Trưởng lão Hòa thượng Chánh Trực viên tịch, cư sĩ Tâm Tưởng Nguyễn Thường, một trong những người đã gắn bó với Hòa thượng từ năm 1966, Chánh Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Trị lúc mới thành lập, đã có những chia sẻ xúc động về một bậc Thầy, nhà lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ.

Thông tin hàng ngày