Những bất cập từ một nghị định

GN - Ngày 16-12 sắp tới, nghị định của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài, sẽ có hiệu lực. Mục tiêu của nghị định là điều chỉnh việc tổ chức các ngày lễ kỷ niệm được thống nhất, khoa học, tránh rườm ra, tốn kém từ Trung ương đến địa phương, phù hợp với truyền thống dân tộc, pháp luật và thông lệ quốc tế.

nghi dinh.jpg

Biếm họa của LAP về "nghị định cho có"

Trong nội dung của nghị định có ghi rõ về hình thức tổ chức các buổi lễ, trong đó có “Không tặng quà, biểu trưng, biểu tượng, không chiêu đãi (ngoại trừ ngày lễ Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 hàng năm)”. Đây là một hình thức tiết kiệm, chống lãng phí… vừa phù hợp văn hóa lễ hội, lại tránh phát sinh tiêu cực. Cũng trong phạm vi này, người dự lễ không dùng phù hiệu, nơ, hoa cài ngực mà chỉ nên đeo huân, huy chương. Ngoài ra, trong phần điều khiển chương trình, người xướng ngôn chỉ kính thưa họ tên và chức danh lãnh đạo có chức vụ cao nhất tại buổi lễ, việc này nhằm hạn chế số lần kính thưa kéo dài rườm rà, lãng phí thời gian.

Với 14 chương và 62 điều quy định; Nghị định 145 này sẽ thay thế Nghị định 82 (ban hành năm 2001) và Nghị định 154 (ban hành năm 2004). Thực sự mà nói, ở hai nghị định trước đây cho đến nay vẫn còn một số điểm khó thực hiện, mà cụ thể là văn hóa lễ tang, lễ cưới và một số lễ hội. Và bây giờ, Nghị định 145 xem ra có nhiều điểm quy định tiến bộ, văn hóa, văn minh phù hợp thời đại, chống lãng phí về tiền của và thời gian; nhưng theo như dư luận xã hội thì một số điểm thực tế khó có thể thực hiện được.

Về việc quy định không tặng các loại quà, nếu áp dụng ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước thì phù hợp; nhưng còn các doanh nghiệp tư nhân thì sao? Tất nhiên họ không bao giờ có những hành vi lãng phí, bởi vì việc tặng quà, biểu tượng đối với họ là cơ hội quảng bá thương hiệu, mang lại lợi ích và hiệu quả trong hoạt động kinh tế - thương mại - dịch vụ. Đây là quyền của họ mà Nghị định 145 không thể can thiệp. Về mặt tuyên truyền nghị định, chỉ có thể góp ý các doanh nghiệp tự hạch toán về một số mặt văn hóa trong lễ nghi, tránh phô trương, hình thức. Một điểm nữa cũng cần bàn, nếu chủ trương không tặng quà, logo biểu tượng thì họ (doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân) sẽ thay thế bằng phong bì tiền cho gọn thì sao?

Rút kinh nghiệm từ 2 nghị định trước đây, có nhiều điểm để xử lý chế tài nhưng rồi không xử phạt được, chính vì vậy luật định của Nhà nước có một số điểm xem ra không thích hợp, thực hiện không nghiêm, cụ thể nhất là quy định về văn hóa lễ cưới, lễ tang…

Ban hành nghị định về văn hóa các lĩnh vực, một số đưa vào quy định có chế tài, một số điểm cần thích nghi với tập tục, thói quen, nếp sống thuần phong mỹ tục, do đó chủ yếu mang tính vận động khuyến khích người dân ý thức thực hiện. Nếu ra quy định mà thiếu tính thực tế, ảnh hưởng đến một số quyền của doanh nghiệp, công dân thì Nhà nước nên có những văn bản dưới nghị định, hướng dẫn cụ thể để việc thực hiện nghị định được nghiêm minh.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trang nghiêm cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh an trí tại giới trường chùa Tỉnh Hội (Đồng Nai)

Đại Giới đàn Đạt Thanh: Cung thỉnh di ảnh Tổ sư về giới trường, giáo giới hành nghi các giới tử

GNO - Chiều 25-4, Ban Kiến đàn Đại giới đàn Đạt Thanh đã đến tổ đình Long Thiền cử hành lễ cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Đạt Thanh và giới bổn về chùa Tỉnh Hội - giới trường Tăng, đồng thời chư Ni trong Ban Kiến đàn cũng đã cung thỉnh di ảnh từ chùa Bửu Phong về chùa Phước Hội - giới trường Ni.

Thông tin hàng ngày