Những câu chuyện chạm vào trái tim

GNO - Khoảng hai tuần qua, trên các phương tiện truyền thông đã có những câu chuyện chạm vào trái tim bạn đọc. Xót xa, nhói đau, ưu tư… cho cách hành xử của con người trước những điều thiêng liêng cao quý và cả trước nỗi đau của con người (đồng loại) và súc sanh (chúng sinh).

1. Đó là câu chuyện về một Buddha Bar & Grill nằm ở Q.2 (TP.HCM), Buddha Spa (vừa khai trương ở Hà Nội) cùng một Funky Buddha (một quán bar cũng nằm ở giữa lòng Hà Nội).

ap_20111025055936383.jpg 

Lạm dụng hình ảnh Đức Bụt tại Buddha Bar & Grill - Ảnh: Hà Phương

Những tấm hình chụp ghi nhận hình ảnh Đức Phật (một hình ảnh thiêng liêng được giới tín đồ Phật tử tôn kính) được bày biện, trang trí ở những nơi như quầy bar, bàn rượu, thậm chí bị dán trong nhà vệ sinh đã làm đau lòng Phật tử. Người ta lý giải bằng nhiều cách nhưng suy nghĩ đến tận cùng thì dẫu họ làm điều đó với ý định gì thì hình ảnh đặt để một bậc giáo chủ Phật giáo ở nơi thiếu tôn nghiêm đã là làm sai, là thiếu tôn trọng. 

Nhiều bạn đọc phản hồi về Giác Ngộ đã nhắc đến sự thật về một đất nước với hàng ngàn năm gắn liền với Phật giáo, nhà Phật lúc nào cũng đồng hành cùng dân tộc, cùng xây dựng đất nước và cùng chống ngoại bang. Nhắc điều đó để thấy rằng, trong lòng dân tộc và nhân dân Việt Nam, hình ảnh Phật giáo và Đức Giáo chủ của đạo Phật luôn là hình ảnh gần gũi, thiêng liêng nhất.

Chính vì vậy, với sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, đan xen bên trong đó là những đạo lý khác thì với cách đem tượng Phật, hình ảnh Đức Phật vào quán rượu, nơi thiếu tôn nghiêm vốn được mặc định trong lòng người dân Việt là chỗ giải trí, vui chơi, nhậu nhẹt thì không thể chấp nhận được. 

Chính vì không thể chấp nhận nên khi thấy hình ảnh quá đau lòng ấy tồn tại thật sự (được sự cho phép của cơ quan cấp phép kinh doanh) nên tín đồ Phật tử nói riêng và đông đảo những người có niềm tin với Phật đều cảm thấy xót xa.

2. Sự kiện thứ hai là câu chuyện tưởng chừng như xa lắc, vì nó không diễn ra ở Việt Nam , đó là chuyện một bé gái tên Duyệt Duyệt ở TP.Phật Sơn (Trung Quốc) bị cán hai lần bởi hai chiếc xe và hàng chục người đi ngang qua đã vô cảm, thờ ơ bỏ đi. Câu chuyện chỉ có hậu khi một người phụ nữ làm nghề quét rác tên Trần Hiền Muội (59 tuổi) đi ngang qua, tri hô và ba mẹ bé Duyệt Duyệt đưa con đi cấp cứu.

ap_20111025055923868.jpg

Duyệt Duyệt & mẹ khi còn sống, khỏe mạnh, hồn nhiên

ap_20111025055929427.jpg

và Duyệt Duyệt đáng thương khi cấp cứu, nay bé đã ra đi...

Sau 8 ngày nằm ở bệnh viện trong niềm hi vọng của nhiều người trên khắp thế giới khi biết và có xem đoạn clip quay cảnh Duyệt Duyệt bị cán cùng sự thờ ơ, vô cảm của nhiều người thì cuối cùng cháu bé tội nghiệp đã không qua khỏi. 

Thêm một lần đau và cũng là thêm một lần nhắc về lương tâm con người khi có nhiều cơ quan thông tấn Trung Quốc đề nghị nên dựng bia tưởng niệm để nhắc nhớ về “nỗi nhục” trong thái độ bàng quan với sự đau khổ của người khác. Nói theo cách của Việt Nam đó là chủ nghĩa mac-ke-no (mặc kệ nó), chuyện không liên quan đến mình nên cứ thản nhiên, “sống chết mặc bây”.

Tuy đau lòng đó, nhưng đó là một tiếng chuông gióng lên đủ đánh động vào nhịp rung nơi tim con người. Tất nhiên điều đó còn bắt nguồn từ một hành động tưởng như bình thường (thấy người gặp nạn ra tay tương trợ) của bà Trần Hiền Muội lại trở thành phi thường! Phi thường phải chăng nó là hành động hiếm hoi giữa xã hội trọng tiền hơn tình người, hơn mạng sống một con người? 

Nhưng dẫu sao, hành động của người quét rác ấy, nói như một nhà bình luận kỳ cựu trên Tuổi Trẻ - tác giả Phạm Xuân Nguyên thì bà đã quét đi “rác đời”, thứ rác ích kỷ, chỉ biết mình mà không đoái hoài đến nỗi đau của đồng loại dẫu nó hiển hiện ngay trước mắt mình!

3. Câu chuyện thứ ba, là chuyện về một con trâu (bị gọi là điên) khi phản kháng lại việc người ta đập đầu, cắt cổ bằng cách bỏ chạy và húc vào người đi đường làm bị thương một số người ở Hà Nội. 

525156.jpg

Con trâu bị giết ở Hà Nội - Ảnh: Tuổi Trẻ

Câu chuyện cũng đã được Giác Ngộ Online bình luận và được sự đồng cảm, chia sẻ của nhiều người, của những trái tim còn biết đau, biết xót trước sự nhẫn tâm, khát máu của con người với những sinh vật yếu hơn mình. Cái rung và đau ấy là bởi nơi tâm có sự tưới tẩm hạt giống từ bi, trí tuệ theo tinh thần đạo Phật. 

Đau không phải chỉ vì cái chết của con trâu mà còn bởi sự tạo nghiệp sát của con người…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày