Những chùa nào tại TP.HCM thuộc diện phải chịu sự kiểm tra tiền công đức?

Chùa Giác Lâm (Q.Tân Bình, TP.HCM) là một trong những di tích Quốc gia đã xếp hạng - Ảnh: BGN
Chùa Giác Lâm (Q.Tân Bình, TP.HCM) là một trong những di tích Quốc gia đã xếp hạng - Ảnh: BGN
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sau khi Báo Giác Ngộ thông tin về việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BTC hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội, có hiệu lực từ ngày 19-3-2023, được nhiều người quan tâm.

Theo đó, với Thông tư 04/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính, lần đầu tiên một văn bản pháp lý hướng dẫn quản lý thu chi, áp dụng trên toàn quốc, liên quan tới vấn đề “tiền công đức” được ban hành.

Điều đáng chú ý là người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã có chỉ đạo kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử - văn hóa, đình chùa trên toàn quốc, thí điểm từ tỉnh Quảng Ninh.

Số liệu công bố tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX (11-2022) của GHPGVN cho biết hiện cả nước có 18.544 tự viện. Với đặc thù lịch sử gắn bó lâu đời cùng dân tộc, hiện có hơn 2.000 ngôi chùa được các cơ quan chức năng Trung ương và cấp tỉnh xếp hạng là di tích văn hóa, lịch sử và di sản kiến trúc, danh lam thắng cảnh. Hầu hết tập trung ở các tỉnh miền Bắc.

Riêng tại TP.HCM, hiện có 1.469 tự viện. Thống kê tính đến tháng 12-2022, toàn thành phố có 185 di tích, trong đó có 34 tự viện Phật giáo, Công giáo chỉ có 2 cơ sở chỉ trên địa bàn TP.Thủ Đức, đã quyết định xếp hạng.

Như vậy, theo quy định trong Thông tư 04/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính, về nguyên tắc, có 34 ngôi chùa trên địa bàn TP.HCM thuộc diện chịu sự kiểm tra về tiền công đức.

34 cơ sở tự viện Phật giáo đã được các cơ quan chức năng xếp hạng di tích Quốc gia và Thành phố trải rộng trên các địa phương như Q.1, Q.11, Q.Gò Vấp, Q.Tân Bình (các di tích cấp Quốc gia); H.Củ Chi, TP.Thủ Đức, Q.8, Q.Bình Thạnh, Q.Gò Vấp, Q.Phú Nhuận, Q.3, Q.6, Q.10, Q.12. Q.Bình Tân…

Tòa soạn Báo Giác Ngộ đã nhận được phản ánh của một số vị đang là trụ trì, giám tự, quản lý các tự viên đã được xếp hạng di tích bày tỏ những thắc mắc giữa nội dung của Hiến chương sửa đổi lần thứ 7, nội dung bổ sung liên quan tới cấp cơ sở trong hệ thống tổ chức GHPGVN và khái niệm trong thông tư quản lý tiền công đức của Bộ Tài chính, tòa soạn sẽ chuyển và phỏng vấn đến chư vị lãnh đạo Giáo hội để có hướng dẫn cụ thể.

Cho đến nay, từ khi Thông tư số 04/2023/TT-BTC hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội của Bộ Tài chính ban hành và có hiệu lực từ 19-3-2023, ngoài chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sẽ tổng kiểm tra tiền công đức đối với các di tích trên toàn quốc và công văn của Giáo hội, do Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự ký phổ biến, chưa thấy thêm thông tin nào về vấn đề này.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày