Những kiểu “ăn cướp” đất đền chùa - Kỳ I: Làm giả giấy tờ để rút tiền dự án xây chùa (?)

Năm 1991 cả công trường thủy điện Sông Đà đang tập trung lao động 3 ca 4 kíp với hơn 20 vạn cán bộ công nhân ngày đêm miệt mài lao động xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Đất đai thời kỳ đó được Nhà nước giao cả cho TCty Xây dựng thủy điện Hòa Bình (nay là Tập đoàn Sông Đà) và những khu vực đồi núi đều được giao cho Tổng đội thanh niên Sông Đà đi trồng cây cho đến tận năm 1995.

Vậy mà không hiểu bằng cách nào, một số hộ gia đình lại có được sổ giao đất giao rừng từ… năm 1991, để rồi sau này với những chiếc sổ đó, Ban xây dựng kiến thiết chùa Hòa Bình Phật Quang đã phải chi hàng tỷ đồng ra bồi hoàn, GPMB cho những nơi từng được coi là đất của Nhà nước một cách vô lý, còn chính quyền địa phương thì ậm ừ, trả lời không thỏa đáng...

Những kiểu “ăn cướp” đất đền chùa - Kỳ I: Làm giả giấy tờ để rút tiền dự án xây chùa (?) ảnh 1
Để xây dựng chùa Hòa Bình Phật?Quang, nhà chùa phải chi cả tỷ
đồng để GPMB.

Người làm thuê biến thành “chủ đất”

Dẫn chúng tôi lên đại công trường xây dựng “Hòa Bình Phật Quang tự” mà ông Trần Anh Vân (60 tuổi), trú tại tổ 1, P.Hữu Nghị, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình không khỏi bất bình. Là người từng được lãnh đạo Tổng đội giao đi tổ chức tính công cho anh em thanh niên Sông Đà, thuê người dân lao động đi trồng cây, phủ xanh đất trống đồi núi trọc quanh khu vực xây dựng nhà máy theo như lời phát động của Đảng và Nhà nước nên ông Vân khá am hiểu địa thế của nơi đây. Khu vực được gọi là khu đồi Ba Vành trước đây, phía dưới chân đồi được san lấp một phần để xây dựng nhà cửa cho CBCNV của các xí nghiệp hầm I, hầm II, khoan phun… của Cty Công trình ngầm (tiền thân của Cty Sông Đà 10). Anh em công nhân ở dưới chân đồi, trên đỉnh đồi toàn cỏ lác cây dại. Lãnh đạo của TCty Xây dựng thủy điện Sông Đà thời kỳ đó đã giao khoán cho Tổng đội thanh niên Sông Đà đi trồng rừng các loại. Vậy nên khi nói khu đất đồi này đã có “chủ đất” từ năm 1991, nhiều CBCNV kỳ cựu của TCty Xây dựng thủy điện Sông Đà thời kỳ đó ai ai cũng bất bình và cho là điều phi lý.

Điều tra, chúng tôi được biết: Tổng đội thanh niên Sông Đà trước đây được hoạt động khá nổi với nhiều cá nhân xuất sắc, trưởng thành từ các phong trào hoạt động thanh niên như ông Đinh La Thăng, Phạm Công Bổng, Vũ Tiến Lăng… Là tổ chức thanh niên nên những việc thuộc loại “khó nhằn” đều được giao cho làm như trồng rừng, kéo đường dây 500KW… và ông Trần Anh Vân cũng vậy. Năm 1993, ông Vân được Tổng đội thanh niên phân công làm đội trưởng đội xây dựng 3 và giao cho trồng, chăm sóc cây ở khu vực lòng hồ sông Đà, trong đó có khu vực đồi Ba Vành rộng khoảng 10ha, nay là tổ 21, P.Tân Thịnh, TP Hòa Bình. Tháng 4/1994, ông Vân được giao trồng 1.500 cây nhãn tại khu đồi Ba Vành. Do thiếu nhân công lao động, ông Vân đã báo cáo lên lãnh đạo Tổng đội và được chấp thuận đồng ý thuê ông Đoàn Văn Thạc đi đào hố và trồng, chăm sóc 1.500 cây nhãn cho đến ngày nghiệm thu sẽ được tính giá thành là 7.500 đ/cây. Công chăm sóc mỗi tháng là 300 nghìn đồng. Do chăm sóc kém và trồng ẩu nên cây chết khá nhiều, đến khi nghiệm thu giữa đại diện Tổng đội là ông Đào Duy Hoành và ông Trần Anh Vân, số cây của ông Thạc được nghiệm thu chỉ là 357 cây nhãn. Sau đó ông Thạc được thuê tiếp tục chăm sóc đồi cây.

Năm 1994, Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng xong, 8 tổ máy phát điện. Công nhân công trường lại kìn kịt kéo nhau đi, người về Hà Nội, người vô Gia Lai xây dựng Nhà máy thủy điện Ialy… TCty Sông Đà cũng dần rút khỏi Hòa Bình. Đất đai phần thì bàn giao lại cho UBND tỉnh, phần thì giao cho một số DN còn cắm chốt lại Hòa Bình. Vậy mà sau gần 30 năm quay trở lại Hòa Bình, nhiều công nhân trồng rừng thời kỳ đó đã bất bình việc ông Đoàn Văn Thạc là người trồng rừng thuê có con trai Đoàn Văn Sáng là chủ đất. Bất công hơn, Sáng lại kiếm chác được gần 1 tỷ đồng tiền đền bù GPMB, tiền cây ăn quả… vì dự án xây dựng chùa Hòa Bình Phật Quang chạm vào đất của Sáng.

Sổ giao đất là giả mạo?

Phát hiện những chuyện phi lý như vậy, một số người có tâm đã viết đơn khiếu nại, tố cáo sự thật về khu đồi Bà Vành gửi đi khắp nơi. Trong đơn, họ yêu cầu các cơ quan chức năng phải vào cuộc từ việc tìm lại giấy tờ gốc. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình đã chưa làm tròn trách nhiệm. Không hiểu bằng những văn bản giấy tờ gì thuyết phục Hội đồng GPMB mà cuối cùng Hội đồng GPMB TP Hòa Bình vẫn chắp bút, “dâng tấu” lên lãnh đạo UBND TP Hòa Bình để đền bù cho Đoàn Văn Sáng số tiền gần 1 tỷ đồng. Thực tế, số tiền đền bù này không phải là ngân sách của UBND TP Hòa Bình, mà là lấy từ nguồn tiền xây dựng chùa do hàng vạn phật tử trong cả nước chung tay đóng góp nộp vào quỹ để Đại Đức Thích Đức Nguyên đứng ra xây dựng Khu tâm linh văn hóa phật giáo với đỉnh cao là ngôi chùa Hòa Bình Phật Quang.

Qua lần tìm sổ sách, đối chứng các văn bản, chúng tôi cũng có được một cuốn sổ giao đất giao rừng của Đoàn Văn Sáng. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy, cuốn sổ chỉ có ghi là Đoàn Văn Sáng, không ghi đội sản xuất, xóm hay HTX gì cả. Tiếp tục điều tra, chúng tôi được một cán bộ công tác ở phòng lưu trữ hồ sơ tội phạm - Công an tỉnh Hòa Bình cho biết: Đoàn Văn Sáng trong khoảng thời gian này đã từng vào tù vì vi phạm pháp luật. Sau mấy năm thi hành án, gã này mới ra tù thì lấy đâu ra thời gian để đi làm đơn xin đất trồng rừng, phát rẫy. Phải chăng đã có sự móc ngoặc giữa cán bộ của Hội đồng GPMB TP Hòa Bình với Đoàn Văn Sáng để làm giả những tài liệu, chữ ký, hồ sơ giấy tờ nhằm rút tiền Nhà nước? Chưa kể, hầu hết các khu đất ở thị xã Hòa Bình vào những năm 1990 đến tận năm 1996 có hàng vạn CBCNV của TCty Sông Đà vẫn còn sinh sống. Lấy đâu ra đất mà giao cho trồng rừng vì các khu đồi, bãi đều được thu hồi, trưng dụng để làm cơ sở hạ tầng cho các công xưởng, nhà máy. Nhiều khu đất vẫn thuộc sở hữu của TCty Sông Đà thì khó có thể nói vì yêu rừng mà Đoàn Văn Sáng xung phong làm đơn đi trồng rừng được…    (còn nữa) 

LTS: Đền, chùa, đình, miếu là nơi thờ tự tín ngưỡng của nhân dân nói chung với những nét văn hóa cổ xưa, có từ hàng nghìn năm nay. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, tình trạng một số hộ dân lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền cấp cơ sở đã ngang nhiên xâm hại các di tích một cách ngang nhiên, bất chấp pháp luật. Đất đai của đình, chùa, đền, miếu… bị cắt xén, xâm chiếm một cách vô tội vạ. Thậm chí, nhiều người còn cả gan làm cả giấy tờ giả mạo để ăn cướp tiền đền bù, đất đai của các cơ sở tín ngưỡng. Điều tra của phóng viên Báo Xây dựng cho thấy tình trạng này diễn ra khá nhiều ở các địa phương, điển hình là Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Hòa Bình… Kể từ số báo này, Xây dựng sẽ khởi đăng hàng loạt các bất cập, ngang trái đang diễn ra tại các đình, chùa, đền, miếu … tại một số địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày