Nỗ lực bảo tồn di sản Phật giáo Nam Á

GNO - Từ thành phố cổ đại Mohenjo-daro của Ấn Độ đến nghệ thuật Gandhara Phật giáo, Nam Á rất giàu di sản văn hóa nhưng đang bị đe dọa bởi sự mở rộng phát triển kinh tế và thiếu khả năng trùng tu.

Nhằm giúp bảo tồn các địa chỉ văn hóa đang gặp nguy cơ, một nhóm các nhà khảo cổ Nhật Bản đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp các trang thiết bị tiên tiến và chuyển giao kỹ thuật.

VCH.jpg


Một di sản Phật giáo ở Pakistan - những tượng Phật khắc trên đá cần được bảo tồn

Pakistan và Ấn Độ là nơi có nhiều di sản văn hóa. Ngoại trừ một số ít những địa điểm nổi tiếng, hầu hết ít được biết đến trên toàn cầu và viện trợ quốc tế bị hạn chế. Chính quyền địa phương phải đối mặt với khó khăn tài chính và trong một số trường hợp là những địa điểm bị bỏ qua hoặc rơi vào quên lãng.

Lo sợ mất các di sản do việc gia tăng phát triển đất đai trong những năm gần đây, nhóm người Nhật Bản và các chuyên gia khác đã đưa vào hoạt động Trung tâm Nhật Bản vì Di sản Văn hóa Nam Á vào tháng 10 năm ngoái.

"Thông qua mạng lưới các nhà nghiên cứu, chúng tôi muốn cung cấp sự hỗ trợ tỉ mỉ trong các lĩnh cực mà địa phương và các tổ chức quốc tế không thể có được", Atsushi Noguchi, tổng thư ký của tổ chức phi lợi nhuận nói.

Trung tâm có kế hoạch cung cấp cho các nhà nghiên cứu địa phương các thiết bị tiên tiến như máy quét laser hồng ngoại và máy bay trực thăng điều khiển bằng radio để lưu trữ hình ảnh và dạy họ cách sử dụng.

Dự án đầu tiên được tiến hành liên quan đến việc bảo lưu hiện vật Phật giáo trong khu vực Gilgit-Baltistan của Pakistan dự kiến sẽ bị nhấn chìm bởi việc xây dựng đập nước.

Việc bảo quản các địa điểm, trong đó bao gồm khoảng 30.000 hiện vật gồm tượng Phật và chùa chiền, tác phẩm khắc đá và các bức tranh có niên đại từ khoảng năm 4.000 trước Công nguyên cho đến thế kỷ thứ 10, là một ưu tiên hàng đầu khi một số các bức tranh đã bị phá hủy bởi dự án đập nước.

Các chuyên gia tin rằng còn có rất nhiều tài sản văn hóa hiện nay chưa được xác định.

Trong hợp tác với Đại học Hazara Pakistan, nhóm sẽ sử dụng hệ thống định vị toàn cầu để ghi lại vị trí của các tài sản và các tài liệu văn hóa và khảo sát các địa điểm. Trung tâm ở Tokyo sẽ cung cấp các hỗ trợ khác, như phân tích dữ liệu.

Pakistan là một quốc gia Hồi giáo nhưng có rất nhiều học giả nhiệt tình về nghệ thuật Phật giáo.

"Đạo Phật lần đầu tiên được giới thiệu vào Nhật Bản từ khu vực này", Noguchi nói. "Tham gia vào công việc này rất có ý nghĩa đối với chúng ta".

Văn Công Hưng (Theo The Japan Times)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày