Nơi trà-tỳ kim quan Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có đài hỏa táng, tập tục địa táng vẫn đang phổ biến. Lò hỏa táng thủ công được thực hiện đầu tiên là trong tang lễ của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang. Cũng tại đây, lò được gia cố và chuẩn bị chu đáo hơn vì có điều kiện về thời gian và kinh nghiệm - Ảnh: Lê Hoài Nhân
Hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có đài hỏa táng, tập tục địa táng vẫn đang phổ biến. Lò hỏa táng thủ công được thực hiện đầu tiên là trong tang lễ của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang. Cũng tại đây, lò được gia cố và chuẩn bị chu đáo hơn vì có điều kiện về thời gian và kinh nghiệm - Ảnh: Lê Hoài Nhân
0:00 / 0:00
0:00
Để chuẩn bị cho việc trà-tỳ (hỏa thiêu) kim quan Thiền sư Thích Nhất Hạnh, những ngày qua, các nghệ nhân làng đúc đồng Phường Đúc (TP.Huế) gấp rút chuẩn bị đài hỏa thiêu đặc biệt theo kỹ thuật truyền thống của Huế. 

Để chuẩn bị cho lễ trà-tỳ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, những ngày qua, các nghệ nhân làng đúc đồng Phường Đúc (TP.Huế) gấp rút chuẩn bị đài hỏa thiêu đặc biệt theo kỹ thuật truyền thống của Huế.

Theo chương trình tang lễ đã được công bố, vào ngày 29-1 (nhằm 27-12 Âm lịch), lễ Trà-tỳ (hỏa thiêu) nhục thân của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được tổ chức tại Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng Vườn Địa Đàng (P.Thủy Bằng, TP.Huế, Thừa Thiên - Huế).

Công việc dựng đài hỏa thiêu cho lễ Trà tỳ Thiền sư Thích Nhất Hạnh đang được hoàn thiện - Ảnh: Lê Hoài Nhân

Công việc dựng đài hỏa thiêu cho lễ Trà tỳ Thiền sư Thích Nhất Hạnh đang được hoàn thiện - Ảnh: Lê Hoài Nhân

Để chuẩn bị cho nghi lễ quan trọng này, những ngày qua, các nghệ nhân của làng đúc đồng Phường Đúc gấp rút dựng đài hỏa thiêu theo kỹ thuật truyền thống bằng đất để hỏa táng di thể Thiền sư.

Đài hỏa thiêu do ông Nguyễn Phong Sơn (con trai nghệ nhân đúc đồng Nguyễn Văn Sính) thực hiện. Ông Nguyễn Văn Sính đã từng thực hiện nhiều lễ hỏa thiêu cho các vị hòa thượng quá cố tại Thừa Thiên - Huế, trong đó gần đây nhất là Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang.

Các nghệ nhân Phật tử đang trang trí Đài địa dư bao che lò hỏa thiêu - Ảnh: Lê Hoài Nhân

Các nghệ nhân Phật tử đang trang trí Đài địa dư bao che lò hỏa thiêu - Ảnh: Lê Hoài Nhân

Công phu kỹ thuật dựng đài hỏa thiêu

Đài hỏa thiêu đặc biệt này được thực hiện bằng đất sét với kỹ thuật truyền thống tương tự với việc làm các lò đúc đồng truyền thống của Huế.

Theo đó, đài hỏa thiêu gồm 2 phần, phần lò thiêu và phần đài che bên ngoài có tên Đài địa dư. Lò thiêu được xây dựng thành nhiều lớp, bên trong là đất sét, thân lò là gạch và ngoài cùng được cố định bằng khung bảo vệ bằng kim loại. Lò thiêu có 1 cửa chính bằng kim loại dùng để đưa Kim quan vào. Bên cạnh đó là hệ thống thông khí để bảo đảm cho lửa được cháy đều và hệ thống thu khói dẫn ra bên ngoài.

Đài hỏa thiêu đang dần hoàn thành. Hình chụp mặt ngang - Ảnh: Lê Hoài Nhân

Đài hỏa thiêu đang dần hoàn thành. Hình chụp mặt ngang - Ảnh: Lê Hoài Nhân

Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Sính, đài hỏa thiêu của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được tận dụng, tu sửa lại từ đài thiêu từng dùng cho lễ trà-tỳ Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang và có gia cố, chỉnh lý kỹ thuật thêm.

“Nguyên tắc của lò thiêu là làm sao cho nhiệt đều từ đầu đến cuối. Công thức này được áp dụng theo những lò gốm. Tôi đã từng đi học tại Bình Dương, đồng thời lấy từ kinh nghiệm của việc đúc đồng. Lò thiêu của Ngài (Thiền sư Thích Nhất Hạnh) được làm từ đất sét lấy từ Phường Đúc (TP.Huế), loại đất chuyên làm khuôn đúc đồng, bên trong có một lớp gạch được lấy từ H.Phong Điền (Thừa Thiên - Huế). Thời gian cho một nghi lễ hỏa thiêu từ khi bắt đầu đến khi hoàn tất, diễn ra trong vòng 8 - 9 giờ trong nhiệt độ 1.000oC. Làm sao từ đầu đến cuối cho nhiệt phải đi đều không lớn, không nhỏ," ông Nguyễn Phong Sơn cho biết.

Phía bên ngoài lò thiêu có một đài che (được gọi là Đàn địa dư) được chế tác thủ công với trang trí các hoa văn Phật giáo.

Toàn bộ trang trí trên đình phủ lò hỏa táng được các nghệ nhân Phật tử cố đô Huế trang trí bằng chất liệu cây cỏ tự nhiên rất tinh tế - Ảnh: Lê Hoài Nhân

Toàn bộ trang trí trên đình phủ lò hỏa táng được các nghệ nhân Phật tử cố đô Huế trang trí bằng chất liệu cây cỏ tự nhiên rất tinh tế - Ảnh: Lê Hoài Nhân

Điểm đặc biệt của Đàn địa dư là toàn bộ các hoa văn, trang trí đều được các nghệ nhân làm tay bằng các loại vật liệu từ tre, thân cây chuối, cây dừa khô và cây cỏ và hoa, trái tự nhiên… kết vào nhau tạo thành một mái nhà che lò thiêu.

“Tôi làm phần vỏ bọc bên ngoài này từ năm ngoái, từ khi Ngài chưa mất. Phần trang trí lá, hoa được làm từ năm nay. Chất liệu toàn từ cây lá thôi chứ không dùng đất đá, xi măng. Trong sáng hôm nay đã hoàn thiện được 85%, chỉ còn phần kết hoa bên ngoài chưa làm được, chúng tôi sẽ hoàn thiện trong ngày hôm nay,” ông Đỗ Trọng Hạnh (66 tuổi, TP.Huế) cho biết.

Dự tính, khu vực này có sức chứa hơn 2.000 người - Ảnh: Lê Hoài Nhân

Dự tính, khu vực này có sức chứa hơn 2.000 người - Ảnh: Lê Hoài Nhân

"Đến nay mọi công đoạn đã hoàn thiện, ngày mai chúng tôi sẽ lên đó kiểm tra một lần nữa. Trước ngày diễn ra lễ trà-tỳ, toàn bộ nghệ nhân đảm trách công việc xây dựng và thực hiện hỏa thiêu phải đến đó để ở lại để bảo đảm cho mọi việc được chu toàn”, nghệ nhân Nguyễn Văn Sính cho biết.

Từng đảm trách hỏa thiêu cho nhiều hòa thượng

Là nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng xứ Huế, ông Nguyễn Văn Sính là người có rất nhiều kinh nghiệm trong công việc dựng các đài hỏa thiêu cho các vị hòa thượng, cao tăng ở Huế. Đến nay, nghệ nhân Nguyễn Văn Sính cho biết, ông cũng không nhớ nỗi từng thực hiện bao nhiêu lễ nhập liệm và hỏa thiêu các vị hòa thượng.

“Tôi có duyên với việc làm các lò thiêu và khâm liệm cho các vị hòa thượng từ năm 1971. Lúc đó tôi được tín nhiệm giao khâm liệm cho ngài Thích Tịnh Khiết là vị Đệ nhất Tăng Thống, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bấy giờ. Từ đó về sau, tôi được tin tưởng và như một cái duyên, tôi làm công việc nhập liệm, lò thiêu cho nhiều vị hòa thượng nổi tiếng trong tỉnh và ngoài tỉnh, trong đó gần đây nhất là làm đài hỏa thiêu cho Hòa thượng Thích Trí Quang. Tôi xem đó là một cái duyên và niềm vinh dự của cuộc đời,” nghệ nhân Nguyễn Văn Sính cho biết.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Sính từng có "duyên" làm đài hỏa thiêu cho nhiều vị Hòa thượng viên tịch tại Huế - Ảnh: Lê Hoài Nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Sính từng có "duyên" làm đài hỏa thiêu cho nhiều vị Hòa thượng viên tịch tại Huế - Ảnh: Lê Hoài Nhân

Đến nay, khi đã ở tuổi xế chiều, ông Sính đã truyền nghề lại cho các con trai nối nghiệp. Dù không còn đủ sức khỏe để đảm nhiệm trực tiếp xây lò, nhưng ông vẫn là người theo sát và tư vấn mọi công đoạn cho con trai.

Ngoài khu vực hỏa thiêu của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được dần hoàn thiện. Phía bên ngoài khuôn viên nghĩa trang, cán bộ công nhân cũng đang thực hiện những bước cuối cùng của công đoạn dựng rạp. Dự tính, khu vực này có sức chứa hơn 2.000 người.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tác giả, Phật tử Nguyễn Tường Bách trong khuôn viên vườn nhà - Ảnh: TGCC

Tác giả Nguyễn Tường Bách sẽ nói chuyện về Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á

GNO - Nguyễn Tường Bách - tác giả, dịch giả của nhiều cuốn sách được nhiều người đọc yêu thích như Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đạo của vật lý, Con đường mây trắng ... - sẽ có buổi trò chuyện và giao lưu xoay quanh chủ đề “Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á”.

Thông tin hàng ngày