Nơi ươm mầm cho những ước mơ trẻ thơ

Giác Ngộ - Mọc lên giữa vùng đất Binh Chuẩn, Thuận An đầy nắng gió của tỉnh Bình Dương nhưng Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mô côi Bồ Đề chính là nơi bảo bọc biết bao mãnh đời thơ dại. Ơ đó chất chứa tấm lòng bao dung, vị tha của những người khoát áo nâu sòng mang trên mình tâm nguyện dấn thân. Xuân đến niềm vui như vỡ òa khi sự chắt chiu được đền đáp bằng một ngôi nhà mới khang trang, giúp việc nuôi dưỡng các cháu bé chu toàn hơn.
wwwBD (1).JPG
Sư cô Thích nữ Từ Thảo chăm sóc
giấc ngủ trưa cho các bé tại Trung tâm

Đó là một công trình khép kín khá kiên cố có tổng diện tích xây dựng là 2400m2, bao gồm 3 tầng với hơn 40 phòng ở. Sư cô Thích nữ Từ Thảo, một người con của miền đất Thủ và cũng là Giám đốc Trung tâm cho biết, trong ngôi nhà ấy hiện đang bảo bọc hơn 40 em nhỏ, bé nhất là một tháng tuổi và lớn nhất là 13 tuổi bị bỏ rơi hoặc mồ côi. Các em được bố trí ở tầng 2 và 3 khá thông thoáng và sạch sẽ. Ngoài ra, trên khu vực này còn có phòng sinh hoạt chung, phòng đọc sách, các phòng để học nhạc, họa…v.v. giúp cho các em có điện tiếp cận để phát triển toàn diện như bao đứa trẻ khác.

Ngồi tiếp chuyện chúng tôi, sư cô Thích nữ Từ Thảo nhắc lại về quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm với biết bao nỗi niềm của một “người mẹ” với hơn 40 đứa con thơ dại. Mọi việc bắt đầu từ năm 2004 khi một hài nhi được sư cô sau này đặt tên là Thảo Trang bị bỏ rơi trước công chùa Bồ Đề Đạo Tràng. Cùng với sự thương cảm, cô đã quyết định đỡ đầu và nuôi dưỡng “đứa con” này. Từ đó, số trẻ bị bỏ rơi trước chùa mỗi ngày một nhiều và đến năm 2007 chùa phải nuôi dưỡng 15 trẻ nhỏ. Nhận thấy như một nhân duyên và định mệnh, sư cô quyết định xin thành lập Trung tâm để hợp pháp việc nuôi dạy các cháu cũng như dễ dàng thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan.

wwwBD (2).JPG

Cơ sở mới Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ mô côi Bồ Đề

Từ đó là những ngày tháng khó khăn, vất vả khi chùa chật hẹp, Ni chúng ở đông lại phải dành không gian riêng cho các bé lúc này đã lên đến con số 40 vì các em còn quá nhỏ. Mặt khác, sư cô cũng huy động Ni chúng mỗi vị một tay tăng gia sản xuất thủ công các mặt hàng như: bao bì giấy carton, làm đèn cầy, bán nhang, sản xuất nước rửa chén, chuổi hạt để tạo thêm nguồn chi phí chăm lo cho các bé. Song song đó, các nhà hảo tâm, các vị ân nhân cũng đến tiếp sức cho Trung tâm. Nhờ thế mà đời sống các bé ngày được cải thiện mặc dù mỗi tháng cho phí lên đến 50 triệu đồng.

Khi đã nhẹ gánh về cái ăn, cái mặc, nơi ở của các bé là đều mà sư cô Từ Thảo lưu tâm hàng đầu. “Khi nhìn cảnh các cháu sống trong không gian chật hẹp, không được vệ sinh và làm ảnh hưởng đến môi trường tu tập của chư Ni làm tôi chột dạ và luôn ước ao về một ngôi nhà khang trang, sạch sẽ”, sư cô chân tình bộc bạch. Mang ưu tư đó, cô quyết tâm gói ghém, vận động các nhà hảo tâm đóng góp xây dựng cơ sở. Sau thời gian dài thi công đã hoàn thành với tổng kinh phí lên đến 10 tỷ đồng, vượt xa con số dự trù là 7 tỷ đồng.

Ước mơ nay thành hiện thực và tấm lòng thơm thảo của một “người mẹ” đặc biệt đã được đền đáp khi hôm nay, mỗ lần đi ngang qua mảnh đất Bình Chuẩn mọi người đều có thể nhìn thấy bên cạnh ngôi chùa Bồ Đề Đạo Tràng cổ kính là cơ sở Trung tâm nuôi dưỡng trẻ mô côi Bồ Đề nhẹ nhàng hiện diện, mang trên mình cả một sứ mệnh ươm mầm những ước mơ trẻ thơ mà tưởng chừng bị vùi dập giữa dòng chảy cuộc đời.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Phật giáo ứng xử như thế nào trước cơn bão truyền thông?

Phật giáo ứng xử như thế nào trước cơn bão truyền thông?

GNO - Đó là vấn đề được bạn đọc gởi về tòa soạn, trước hiện tượng Phật giáo, cụ thể là Tăng Ni, chùa chiền trở thành chủ đề châm biếm, chỉ trích trong dư luận, trên thế giới thông tin xã hội. Mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung trên Báo Giác Ngộ số 1249, ra ngày 26-4.

Thông tin hàng ngày