Phật giáo tỉnh Tây Ninh hướng đến Đại lễ Vesak 2019

GNO - Có thể nói việc tổ chức Đại lễ Phật đản hàng năm (15-4 AL) là hoạt động thường niên nhằm thể hiện sự tưởng nhớ và ghi nhận công lao to lớn của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, Ngài đã tìm ra con đường giải thoát cho con người khỏi khổ đau.

Hướng đến Đại lễ Vesak LHQ 2019

Vào ngày Đại lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ ngũ giới, tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà đến những người yếu kém trong cộng đồng.

 
h1.jpg

Ông Nguyễn Thanh Ngọc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh chúc mừng Đại lễ Phật đản năm 2018

Kỷ niệm Phật đản cũng có nghĩa là nỗ lực đặc biệt để mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người bất hạnh như: người già cao niên, người khuyết tật và người bệnh, chia sẻ niềm vui với mọi người. Đây là năm thứ ba (năm 2008, 2014, 2019) được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Đại lễ Phật đản (Vesak) Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Việt Nam; Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019 do GHPGVN đăng cai tổ chức tại chùa Tam Chúc (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) từ ngày 12 - 14-5-2019 với chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”.

Thủ tướng khẳng định, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019 không chỉ là sự kiện văn hoá tôn giáo của Liên Hợp Quốc mà còn là sự kiện đối ngoại nhân dân quan trọng do đó cần phải giúp đỡ Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức thành công sự kiện đối ngoại có ý nghĩa này.

Hòa chung niềm vui chung đó, Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh  Tây Ninh đã xây dựng nhiều chương trình kế hoạch cụ thể cùng chung tay với cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh Tây Ninh thực hiện tốt công tác an sinh xã hội để hướng về Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni nhân dịp ngày Đản sinh của Ngài.

Những hoạt động Phật sự xoa dịu nỗi đau

Ngay trong những ngày đầu năm mới 2019, nhân dịp Tết Nguyên đán, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh đã cùng với các tự viện trong tỉnh chung tay đóng góp hơn 3, 4 tỷ đồng để tạo điều kiện cho người nghèo có điều kiện vui xuân đón Tết. 

Cùng với cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương như: đóng góp xây dựng nông thôn mới; xây dựng cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo văn minh;  xây dựng khu dân cư, ấp khu phố văn hóa không có tệ nạn xã hội… Qua những hành động đó, có thể khẳng định rằng, Phật giáo ngày càng nhập thế và đồng hành cùng dân tộc, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

h2.jpg

ĐĐ.Thích Thiện Thức thực hiện nhiều hoạt động chăm lo cho người nghèo địa phương

Trong những cá nhân tiêu biểu của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tham gia làm từ thiện để hướng về ngày Đại lễ Vesak LHQ 2019 có Đại đức Thích Thiện Thức, Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh Tây Ninh, Hiệu Phó Trường Trung cấp Phật giáo tỉnh Tây Ninh; ngoài việc luôn gương mẫu, đi đầu và hướng dẫn Tăng, Ni, Phật tử tu hành theo chánh pháp và chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; bên cạnh đó, Đại đức Thích Thiện Thức còn thường xuyên vận động Tăng, Ni, Phật tử làm nhiều việc thiện đã được các ngành, các cấp ghi nhận.

Trong dịp, Tết Nguyên đán năm 2018, 2019, Đại đức đã vận động được 150 triệu đồng ủng hộ 500 phần quà cho bà con nghèo (xã Trường Tây, huyện Hòa Thành 250 phần; xã Phan, Dương Minh Châu 100 phần; xã Thạnh Bắc, Tân Biên 100 phần; xã Ninh Điền, Châu Thành 50 phần) có điều kiện vui xuân đón Tết. Đại đức từng tâm sự rằng: “Phải biết thấy sự đau khổ của người khác làm nỗi khổ của mình mà phấn đấu, tu dưỡng, Phật không ở đâu xa mà do ở tâm mà ra”.

Với tâm thế là người con Phật, Đại đức Thích Thiện Thức luôn dấn thân vào những việc khó khăn, gánh vác, cùng với tập thể Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh đưa hoạt động của Phật giáo tỉnh nhà ngày càng đi vào hoạt động ổn định.

Đại đức luôn là nguồn cảm hứng cho các Tăng, Ni, Phật tử đang theo học lớp Trung cấp Phật giáo khóa I tỉnh Tây Ninh, ngoài việc dạy chuyên môn, Đại đức còn truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm cho các Tăng, Ni, Phật tử về cuộc sống, về xã hội để sau này hành trì theo Giới luật của Phật, tu hành đúng theo Chánh pháp. Có thể nói, Đại đức Thích Thiện Thức xứng đáng là “vị sứ giả của Như Lai”.

Nhân dịp chuẩn bị Đại lễ Phật đản năm 2019, Đại đức Thích Thiện Thức vinh dự được Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh chọn cử đi cùng với 10 vị trong Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh đến tham dự Đại lễ Vesak LHQ 2019 tại tỉnh Hà Nam, đây là niềm vui cũng là động lực để Đại đức tiếp tục cống hiến cả cuộc đời mình cho Giáo hội, cho Phật pháp.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.
Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

GNO - Khi một thành viên của gia đình và cộng đồng vĩnh viễn ra đi, người ta cần đưa tiễn họ với một số vật dụng thân thiết, để họ có cơ hội dùng tới. Tục tin quỷ của người Việt như thế đã tồn tại lâu đời, trước khi Phật giáo truyền vào và Tự Thiếu Tôn ghi lại.

Thông tin hàng ngày