Phật tử Kalmykia tổ chức lễ hội năm mới

GNO - Lễ hội truyền thống của Phật giáo Kalmykia được tổ chức trong tháng âm lịch đầu tiên của năm mới, bắt đầu vào ngày 24-2 qua, tại trung tâm Phật giáo chùa Vàng Thích Ca của nước này.

kalmykia lhnm 1.jpg

Các nhà sư đọc kinh cầu nguyện trong ngày đầu năm mới

Lễ hội này được tổ chức tại các lãnh thổ thuộc vùng Siberia, Mông Cổ và các khu vực tôn giáo lớn của Trung Quốc. Tại Mông Cổ và Kalmykia, lễ hội năm mới này có tên là Tsagaan Sar, được gọi là Sagaalgaan ở Cộng hòa Buryatia và Shagaa ở Cộng hòa Tuva. Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất ở khu vực này và trùng với lễ hội năm mới Losar của người Tây Tạng.

Lễ hội Tsagaan Sar có sự hiện diện của Telo Tulku Rinpoche, vị Lạt-ma đứng đầu Phật giáo Kalmykia, đại diện danh dự của Đức Dalai Lama ở Liên bang Nga, Mông Cổ và bang Commonwealth. Trong ngày đầu tiên này, người dân cúng dường những lời chúc và một loại bánh đặc biệt đến chư Thiên. Trong thời gian này, các nhà sư bày tỏ lòng biết ơn chư Hộ pháp và đảnh lễ Pháp bảo.

“Ngày tốt lành này đánh dấu mùa xuân, sự tỉnh giấc của thiên nhiên, sự mới mẻ của cuộc sống và hy vọng về một tương lai tươi sáng - là một trong những truyền thống và tập tục tốt đẹp nhất của người dân Kalmykia thông qua các giá trị tinh thần, tâm linh và khát vọng tốt đẹp trong lễ hội này” - vị Lạt-ma đứng đầu Phật giáo Kalmykia chia sẻ.

kalmykia lhnm 2.jpg

15 bức thangka được trưng bày tại chùa Vàng Thích Ca trong suốt lễ hội năm mới

Tất cả lãnh đạo các vùng của Cộng hòa Dân chủ Kalmykia đều đến tham dự lễ hội và được tặng tượng Bồ-tát Địa Tạng từ Lạt-ma Shajin; sau đó đồng tụng kinh cầu nguyện.

Trong khuôn khổ lễ hội, triển lãm “15 điều kỳ diệu của Đức Phật Thích Ca” mở cửa đón công chúng, do Viện Bảo tàng Quốc gia Kalmykia và chùa Vàng Thích Ca tổ chức.

Đặc biệt, 15 bức thangka Tây Tạng (do Đức Dalai Lama cúng dường) được trưng bày, giới thiệu về cuộc đời và hành trạng của vị thầy Phật giáo Tây Tạng Je Tsongkhapa (1357-1419), người sáng lập truyền thống Phật giáo Gelug.

Trần Trọng Hiếu
(theo The Buddhist Door)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày