Phật tử Sri Lanka sống chung với đại dịch ra sao?

GNO - Ngoài tin chính về việc thành lập Hội đồng Giám luật thuộc HĐCM, câu hỏi trên đã được PV Giác Ngộ gửi tới một tu sĩ VN đang giảng dạy tại Học viện Phật giáo Quốc tế Sri Lanka. Thầy chia sẻ về tình hình dịch bệnh ở đất nước Phật giáo này cũng như đời sống của Tăng Ni VN đang du học tại đây.

Trong bài phỏng vấn đăng trang Sự kiện - Vấn đề kỳ này, bạn đọc có thể suy ngẫm về sự bình tĩnh trước dịch bệnh, ứng xử của Phật tử Sri Lanka khi họ hiểu rõ nhân quả, thấm giáo lý Đức Phật.

"Giáo lý Phật giáo Nguyên thủy thấm nhuần trong đời sống, tính cách, lối tư duy của người Sri Lanka. Người Phật tử ngoài cung cách điềm đạm nhỏ nhẹ trong sinh hoạt hàng ngày, họ rất ít khi lớn tiếng cãi cọ xô xát nhau, mọi việc giải quyết nhẹ nhàng trong hòa khí", thầy kể.

B1.jpg


Bìa Giác Ngộ số 1059 - Mỹ thuật: Nhuận Thường

Cũng liên quan tới học và hành theo lời Phật dạy, bài Phật học của tác giả Thích Trung Định nhắc lại Giáo pháp như chiếc bè qua sông. Theo đó, bài viết trùng tuyên lời Đức Phật dạy: “Này các thầy, giáo lý là chiếc bè đưa người qua sông, từ bờ mê đến bờ giác. Người mê phải dùng bè để vượt sông sinh tử. Nhưng khi đến bờ giác rồi, chiếc bè trở nên vô dụng, chiếc bè phải bỏ, chứ không đội chiếc bè lên đầu mà đi”. Đây là điều mỗi hành giả cần suy ngẫm để khéo ứng dụng vào đời sống, tu học.

Bài xã luận kỳ này mang tính thời đại: Mối nguy từ chiếc điện thoại thông minh. Tại sao tác giả viết "chiếc điện thoại “thông minh” tuy nhỏ bé, là phương tiện hữu ích, nhưng cũng có đủ sức mạnh tàn phá một đời người, một đời tu" (mời bạn xem trang 3).

* Pháp là gì?, Phật tử có được tìm hiểu Tỳ-ni & Cảnh sách? - đây là 2 câu hỏi của bạn đọc sẽ được Tổ Tư vấn báo Giác Ngộ trả lời ở trang 27.

* Cô... Bụt - truyện ngắn hay của Nguyễn Thị Bích Nhàn, cùng nhiều bài thơ chọn lọc.

Tiếp nối bài giảng của Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng trên số báo tuần trước, mời bạn đọc xem trang 12: Tinh thần Phật giáo Đại thừa. Kế đó, suy nghiệm lời Phật với bài Ngoài tám Thánh đạo không có quả vị Sa-môn (Quảng Tánh). Tu thiệt, thân tâm an lạc (Hạnh Ngộ) trên trang Cuộc sống nhiệm mầu.

Trang Văn hóa đăng bài phỏng vấn HT.Thích Nguyên Phước, Trưởng BTS Phật giáo tỉnh Bình Định xoay quanh Đại giới đàn Trí Hải - Bích Liên mà Phật giáo tỉnh này sắp tổ chức. Đồng thời giới thiệu cuốn sách về chuyện đời Hòa thượng Hư Vân.

* Nhìn lại mình qua những tháng năm (trang Tuổi trẻ) và phóng sự trang Xã hội: Người tốt thầm lặng.

Phật giáo nước ngoài, nổi bật với tin, bài: Kỷ niệm sự kiện Đức Phật chuyển pháp luân, FHSM hướng đến người yếu thế trong đại dịch. Cùng nhiều tin, bài thời sự đáng quan tâm khác...

Tuần báo số 1059 in bốn màu, bìa và trình bày đẹp, trang nhã, ra ngày 17-7.

Để tiện đọc báo hàng tuần, bạn đọc có thể liên hệ phòng phát hành Báo Giác Ngộ đặt báo dài hạn.


Kính mời bạn đọc đón theo dõi.


Giác Ngộ online

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có nhóm ăn chay cũng dùng trứng (công nghiệp) được - Ảnh minh họa

Ăn chay trường dùng trứng, sữa được không?

GNO - Tôi là Phật tử ăn chay trường đã lâu. Vì công việc và sức khỏe nên tôi có dùng các thức uống như sữa, nước yến, mật ong. Có người nói rằng đã ăn chay trường thì không nên dùng các thức uống đó. Vậy tôi nên làm thế nào? Mong được quý Báo hướng dẫn.
Ý nghĩa các chỏm tóc trên đầu chú tiểu

Ý nghĩa các chỏm tóc trên đầu chú tiểu

GNO - Tôi thường viếng các chùa và nhận thấy rằng các chú tiểu nhỏ (khoảng độ tuổi mẫu giáo và cấp 1) thường để ba chỏm tóc, còn các chú tiểu lớn hơn (khoảng độ tuổi thiếu niên, cấp 2, 3) thì để một chỏm tóc dài rồi vén bên tai. Quý Báo cho tôi biết nhà chùa chừa các chỏm tóc này cho các chú tiểu có ý nghĩa gì?

Thông tin hàng ngày