Pho tượng Thiên Vương được làm từ thiên thạch

GNO - Một bức tượng Phật giáo có niên đại nghìn năm tuổi lấy từ Tây Tạng vào năm 1938 bởi một đội SS tìm nguồn gốc của học thuyết Aryan của Hitler được cho là được chạm khắc từ một thiên thạch, các nhà khoa học báo cáo hôm thứ Tư (26-9).

Trong một bài báo được công bố trên một tạp chí khoa học, các nhà nghiên cứu Đức và Áo đã kể lại một câu chuyện phi thường nơi mà khảo cổ học, Đế chế Thứ ba và kho tàng vũ trụ được gắn bó với nhau như một bộ phim của Indiana Jones.

Được gọi là "Người Sắt" (Iron Man) vì hàm lượng sắt chứa trong đá của nó, bức tượng cao 24cm đã được đưa tới Đức bởi một đoàn thám hiểm do Ernst Schaefer, một nhà động vật học và dân tộc học, dẫn đầu.

Được hỗ trợ bởi Giám đốc SS Heinrich Himmler và lãnh đạo nhóm gồm tất cả các thành viên đều thuộc SS, Schaefer đã rong ruổi khắp Tây Tạng trong các năm 1938 và 1939 để tìm kiếm nguồn gốc của chủ nghĩa Aryan, khái niệm về một chủng tộc ưu việt mà chủ nghĩa phát xít từng củng cố.

Với trọng lượng 10,6kg, tượng được xác định là Tài Bảo Thiên Vương (một trong Tứ Đại Thiên Vương theo truyền thống Phật giáo) đang ngồi với lòng bàn tay phải dang ra và trỏ xuống dưới (ảnh).

iron man.jpg

Phân tích hóa học cho thấy rằng chất liệu đá khắc nên bức tượng có nguồn gốc từ một thiên thạch.

Phiến đá đã tồn tại sau khi trải qua một chuyến đi dài qua Hệ Mặt trời và sự ma sát với khí quyển trước khi va chạm với Trái đất.

Đó là một loại thiên thạch đặc biệt quý hiếm gọi là ataxite, thành phần trong đó gồm có sắt và niken, theo nghiên cứu được công bố trong tạp chí Thiên thạch và Khoa học Hành tinh.

“Bức tượng được chạm trổ từ một thiên thạch sắt, từ một mảnh thiên thạch Chinga rơi vào khu vực biên giới giữa Mông Cổ và Siberia khoảng 15.000 năm trước đây”, nhà điều tra Elmar Buchner của trường Đại học Stuttgart, cho biết.

“Trong khi mảnh vỡ đầu tiên đã chính thức được phát hiện vào năm 1913 bởi những người tìm vàng, nên chúng tôi tin rằng mảnh thiên thạch riêng lẻ này được thu thập từ nhiều thế kỷ trước”.

Niên đại chính xác của tác phẩm điêu khắc không được xác lập chính xác nhưng theo phong cách của bức tượng có thể nói nó thuộc về giai đoạn văn hóa Bon tiền Phật giáo thuộc thế kỷ XI.

Tài Bảo Thiên Vương là vị thiên vương trấn thủ phương Bắc, còn được gọi là Jambhala ở Tây Tạng.

Khi bức tượng đến Munich, nó đã trở thành một phần của bộ sưu tập tư nhân và sau đó là đối tượng nghiên cứu của Buchner sau một cuộc đấu giá năm 2009.

Thiên thạch đã được lồng ghép vào thờ tự tôn giáo. Black Stone ở Kaaba (Mecca) được cho là một thiên thạch đá.

"Bức tượng Người Sắt chỉ là hình minh hoạ của một con người được khắc vào một thiên thạch, có nghĩa là chúng tôi không có gì để so sánh nó khi đánh giá về giá trị", ông Buchner nói.

"Chỉ mỗi xuất xứ của nó thôi cũng có thể có giá trị 20.000 USD. Tuy nhiên, nếu ước tính gần một ngàn năm tuổi của chúng tôi về bức tượng là chính xác thì nó có thể là vô giá".

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1310 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chân lý thứ ba rưỡi giữa khổ đau và hạnh phúc tối thượng

GNO - Hạnh phúc chân thật không nằm nơi những gì dễ đổi thay. Tỳ-kheo Thanissaro nhắc nhở chúng ta: nếu còn tìm hạnh phúc trong những điều gắn liền với khổ đau, thì thất vọng chỉ là chuyện sớm muộn. Chỉ khi quay về với nội tâm tĩnh lặng, ta mới chạm được vào an lạc bền vững.
Đoàn khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn

Thái Nguyên: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và lãnh đạo liên ngành khảo sát địa điểm đặt Văn phòng Phật giáo

GNO - Chiều 17-7, Thượng tọa Thích Nguyên Thành, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh; bà Đỗ Thị Minh Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh làm trưởng đoàn, đã khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn.

Thông tin hàng ngày