Quan Âm tu viện (Đồng Nai) tưởng niệm Hòa thượng Thiện Phước viên tịch

Tưởng niệm 35 năm ngày Hòa thượng Thích Thiện Phước, tại Quan Âm tu viện
Tưởng niệm 35 năm ngày Hòa thượng Thích Thiện Phước, tại Quan Âm tu viện
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Tại Quan Âm tu viện (TP.Biên Hòa, Đồng Nai), ngày 14-9 (30-7-Quý Mão) đã diễn ra lễ tưởng niệm húy nhật Hòa thượng Thích Thiện Phước, vị sáng lập Tịnh độ Non Bồng.
Chân dung cố Hòa thượng Thích Thiện Phước

Chân dung cố Hòa thượng Thích Thiện Phước

Tham dự lễ tưởng niệm có Thượng tọa Thích Huệ Khai, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai, cùng chư tôn đức Ban Trị sự tỉnh, các huyện thị thành, Tăng Ni các tự viện...

Thượng tọa Thích Huệ Khai đã truy tán công hạnh của cố Hòa thượng Thích Thiện Phước, vị sáng lập Liên tông Tịnh độ Non Bồng.

Chư tôn đức niêm hương tưởng niệm Hòa thượng Thích Thiện Phước

Chư tôn đức niêm hương tưởng niệm Hòa thượng Thích Thiện Phước

Hòa thượng Thích Thiện Phước hiệu Nhựt Ý, sinh năm Giáp Tý (1924), thế danh Lê Minh Ý. Năm 1954, ngài tìm đến chùa Bửu Quang ở núi Dài, Châu Đốc tham học pháp môn Tịnh độ, niệm Phật với Hòa thượng Bửu Đức.

Năm 1956, từ chùa Bửu Quang, ngài đến chùa Long Sơn cổ tự (Tân Uyên, Bình Dương ngày nay). Tại đây, ngài được Đại lão Hòa thượng Trí Châu truyền cho pháp môn Thiền Tịnh song tu và chính thức trở thành môn đệ của hàng Lâm Tế chánh tông năm 1959. Cũng trong năm này, Hội trưởng Giáo hội Tịnh độ tông Việt Nam đã chấp thuận cho ngài chính thức khai sơn Liên tông Tịnh độ Non Bồng.

Thượng tọa Thích Huệ Khai đạo từ đến môn đồ pháp quyến

Thượng tọa Thích Huệ Khai đạo từ đến môn đồ pháp quyến

Hòa thượng có công đức trong việc xây dựng và tu sửa nhiều ngôi tự viện, hướng dẫn Tăng Ni và Phật tử tu học theo pháp môn biệt truyền mà ngài đã sở đắc.

Hòa thượng viên tịch vào lúc 23 giờ, ngày 30-7-1986 (18-7-Bính Dần).

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày