Quảng Ngãi: Chùa Tịnh Nghiêm tổ chức lễ Hằng Thuận

(GNO-QUẢNG NGÃI): Ngày 17.11.2009 (nhằm ngày mồng 1 tháng 7 năm Kỷ Sữu) tại Chùa Tịnh Nghiêm TP Quảng Ngãi GĐPT Tịnh Nghiêm long trọng tổ chức LỄ HẰNG THUẬN cho Phật tử Lê Thị Thúy Nga & Trần Thừa Nhật là con của Anh Như Vinh – Lê Minh Hùng và Chị Đồng Duyên – Bạch Thị Nguyệt ( Nguyên Gia trưởng GĐPT Tịnh Nghiêm, UV văn nghệ BHD GĐPT tỉnh Quảng Ngãi, phụ tá GĐPT Tịnh Nghiêm).

lehangtuan_02.jpg

Ngày vui của đời người

lehangtuan_03.JPG

Cung thỉnh chư tôn đức quang lâm chứng minh

lehangtuan_04.JPG
lehangtuan_05.JPG

Co dâu chú rễ quỳ trước chánh điện chùa Tịnh Nghiêm -Quảng Ngãi

lehangtuan_06.JPG

Chư Ni chứng minh lễ

lehangtuan_07.JPG

Chú rễ câu dâu tác pháp thỉnh sư

lehangtuan_08.JPG

Ni Sư Trụ trì Chùa Tịnh Nghiêm có vài lời giáo huấn

lehangtuan_09.JPG

Quang cảnh lễ có sự tham dự của hai họ

lehangtuan_10.JPG

Ni sư trụ trì trao nhẫn cho cô dâu chú rễ

lehangtuan_11.JPG
lehangtuan_12.jpg
lehangtuan_13.jpg
lehangtuan_14.jpg
lehangtuan_15.JPG
lehangtuan_16.jpg

Tham dự và chứng minh  có TT Thích Hạnh Lạc UV HĐTS-Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ngãi; TT Thích Huệ Đạt UV BTS THPG tỉnh Quảng Ngãi:  Ni Sư Thích Nữ Hạnh Toàn cố vấn GĐPT Tịnh Nghiêm, trụ trì Chùa Sư nữ Tịnh Nghiêm TP Quảng Ngãi; Anh Diệu Hảo Nguyễn Thuyết phó P.BHD GĐPT tỉnh Quảng Ngãi và đại diện các GĐPT tại thành phố Quảng Ngãi về dự.

Tin,ảnh Võ Tấn Long

Nguồn gốc của lễ Hằng Thuận trong GĐPT:

Lể cưới được tổ chức tại Chùa theo nghi lễ Phật giáo được gọi là LỄ HẰNG THUẬN . Người khởi xướng ra nghi lễ Hằng Thuận là Ông Đồ Nam Tử. Ông tên thật là Nguyễn Trọng Thuật (1883 - 1940) quê ở Hải Dương. Ông vốn là một nhà nho, sau ông quy y theo  Phật và là người cổ vũ phong trào chấn hưng Phật giáo nước nhà.

Ông Đồ Nam Tử cho rằng đạo Phật nên được dấn thân và hoà hợp vào quần chúng. Vào năm 1930, bác sỹ Tâm Minh -  Lê Đình Thám, là một trong những cư sĩ tiên phong và có công rất lớn trong phong trào chấn hưng Phật giáo vào những thập niên đầu thế kỷ XX, người sáng lập nên Đoàn Thanh niên Phật học Đức dục - Gia đình Phật hóa phổ (1940), tiền thân của Gia đình Phật tử VN (1951) hiện nay đã tổ chức lễ cưới cho con gái đầu lòng là bà Lê Thị Hoành với ông Hoàng Văn Tâm tại chùa Từ Đàm - Huế, có thể nói đây là lễ cưới đầu tiên trước cửa Phật được các chư Tăng chứng minh.

Hưởng ứng theo lời kêu gọi của Đồ Nam Tử, vào năm 1971 Hoà Thượng Thiện Hoa đã dùng hai chữ Hằng Thuận để chỉ việc kết hôn trước cửa Phật. Hằng là luôn luôn, thuận là hòa thuận. Muốn luôn luôn hòa thuận với nhau, thì cả hai đều phải biết tương kính nhường nhịn nhau. Đó cũng là ý nghĩa của chiếc nhẫn mà tổ tiên ta đã bày ra cho mọi người noi theo. người Phật tử muốn tìm lại cái không khí mái ấm gia đình của quê hương thân thiết ngày nào trong tình tự hài hòa của một dân tộc, thì không đâu hơn bằng mái ấm đầy tình người của một ngôi chùa.          

Mái chùa che chở hồn dân tộc,
 Nếp sống muôn đời của tổ tông”.
Do đó, mà sự tổ chức một lễ cưới tại chùa cũng mang lại nhiều ý nghĩa cho đời sống tâm linh của chú rể và cô dâu sau nầy.

Buổi lễ diễn ra trước sự chứng kiến của hai họ và trước Tam Bảo chứng minh, nhứt là lại được nghe những điều giảng dạy về đạo đức làm người trong đời sống hôn nhân theo tinh thần Phật dạy trong Kinh Thiện Sanh của chư Tăng Ni. Từ đây, sẽ gây một ấn tượng sâu đậm thêm trong việc đối xử của đôi nam nữ sau nầy, nhứt là, ý nghĩa rất sâu xa của chiếc nhẫn.  
Khi chú rể và cô dâu trao nhẫn cưới cho nhau, điều đó nói lên, biểu trưng cho việc cư xử trong tinh thần nhường nhịn yêu thương tương kính lẫn nhau của hai người. Cuộc sống lứa đôi nếu thiếu đi yếu tính nầy, thì khó có thể xây dựng được hạnh phúc lâu bền. Do đó, khi hai bên trao nhẫn cho nhau, dưới sự chứng minh của Chư Tăng,Ni trước Tam bảo  và hai họ, thì đây quả là một điều mang ý nghĩa thật hết sức quan trọng.

Việc tổ chức một nghi thức đơn giản cho lễ cưới của người Phật tử trong chùa, mặc dù, đây không phải là một truyền thống của Phật giáo, nhưng nó cũng nói lên một ý nghĩa đặc thù trong chiều hướng xây dựng hạnh phúc gia đình trong tinh thần yêu thương qua nếp sống cư xử hòa kính của người Phật tử. Những lời phát nguyện trước Tam Bảo của cô dâu và chú rễ,  có một tác động rất mạnh mẽ cho đời sống tâm linh về sau. Vì thế, mà việc tổ chức lễ cưới trong chùa  mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp và rất là hữu ích vậy.

Hằng thuận là một nét đẹp trong đời sống lứa đôi.  trước Tam bảo, đôi bạn phát nguyện sống chung hạnh phúc theo 5 nguyên tắc đạo đức cơ bản của Phật giáo, một mặt, tạo nền tảng tâm linh hướng thượng cho đời sống gia đình, mặt khác, "lời hứa" trước Tam bảo sẽ có sức mạnh nâng đỡ cho đôi bạn vượt qua những trắc trở trong đời sống sau hôn nhân.

 Đứng trên bình diện nào đó, việc làm này cần nên khuyến khích và các chùa cũng nên tạo điều kiện cho Phật tử đến chùa làm lễ hằng thuận. Tôn giáo hợp thức hóa đời sống lứa đôi, tôn giáo giúp cân bằng đời sống tâm linh và vật chất, tạo nên một đời sống hướng thượng. Trong khi gia đình là một tế bào của xã hội - một tế bào tốt sẽ là điều kiện tốt để cấu tạo nên một cơ thể lành mạnh.

Tuy nhiên, hằng thuận chỉ thật sự có ý nghĩa khi đôi bạn trẻ cùng muốn hướng đến một đời sống hôn nhân tốt đẹp. Cùng với tình yêu thương, ý thức trách nhiệm và mục đích sống, đôi bạn trẻ cùng nhau xây đắp ngôi nhà hạnh phúc trên nền tảng đạo đức Phật giáo cho hạnh phúc được bền lâu.
Xuất phát từ mục đích tốt đẹp đó, lễ hằng thuận là một cầu nối giữa đạo và đời, giữa hạnh nguyện giải thoát và ước nguyện xây dựng một xã hội tốt đẹp của chư Tăng và hàng Phật tử tại gia.

Giác Hoa - Võ Tấn Long tổng hợp

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trang nghiêm cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Thích Đạt Thanh an trí tại giới trường chùa Tỉnh Hội (Đồng Nai)

Đại Giới đàn Đạt Thanh: Cung thỉnh di ảnh Tổ sư về giới trường, giáo giới hành nghi các giới tử

GNO - Chiều 25-4, Ban Kiến đàn Đại giới đàn Đạt Thanh đã đến tổ đình Long Thiền cử hành lễ cung thỉnh di ảnh Đại lão Hòa thượng Đạt Thanh và giới bổn về chùa Tỉnh Hội - giới trường Tăng, đồng thời chư Ni trong Ban Kiến đàn cũng đã cung thỉnh di ảnh từ chùa Bửu Phong về chùa Phước Hội - giới trường Ni.

Thông tin hàng ngày