Sài Gòn và sự tử tế

Sài Gòn - TP.HCM trong những ngày giãn cách
Sài Gòn - TP.HCM trong những ngày giãn cách
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sài Gòn - TP.HCM được xem là chốn phồn hoa đô hội, là đầu tàu kinh tế của đất nước, là nơi cưu mang hàng triệu con người từ khắp các tỉnh thành đổ về làm ăn, sinh sống.

Nhưng khoảng gần hai tháng nay, Sài Gòn - TP.HCM đang phải oằn mình chống lại đại dịch Covid-19. Và giữa những diễn biến phức tạp của dịch bệnh đang diễn ra hàng ngày, thì cũng xuất hiện những việc làm nhỏ nhặt, dễ thương, vẽ nên bức tranh muôn màu về sự tử tế của Sài Gòn.

Chính sự tử tế là "liều vắc-xin" tinh thần tốt nhất làm an lòng người dân trong những ngày khó khăn.

Sài Gòn bình yên đến lạ

Từ khi có lệnh giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, Sài Gòn bình yên đến lạ. Sự im lặng kéo theo sự mệt mỏi, chán nản đối với những cư dân đang được Sài Gòn cưu mang.

Hàng quán đóng cửa, các tuyến phố thường đông nghẹt người nay vắng lặng. Nhìn đâu cũng thấy sợi dây sọc đỏ trắng giăng ngang, chiếc còi hú của xe cứu thương thỉnh thoảng lại vang lên... Sinh hoạt thường ngày của người dân cũng bị xáo trộn.

Người dân sẽ sống sao khi thành phố giãn cách? Người Sài Gòn đã trả lời câu hỏi đó bằng hành động thực tế, đó là những việc làm tử tế giữa người và người.

Khi con người đối xử với nhau bằng sự tử tế thì không gì là không thể

Tử tế luôn được coi là một giá trị đẹp và nhân văn trong cuộc sống đời thường. Nó đến từ những việc nhỏ nhặt và được xem là nguồn cội cho những điều tốt đẹp.

Trong mùa giãn cách này, một Sài Gòn năng động đang khoác lên mình một diện mạo rất khác: ấm áp, nghĩa tình. Những suất ăn được trao nhanh trên phố của các tình nguyện viên, những cây ATM gạo, bếp ăn 0 đồng, trà đá, bánh mì “ai cần thì lấy”, những hộp sữa, cái bánh... được trao tay hay đôi lúc chỉ là câu hỏi thăm của cô hàng xóm “Ổn ha?” cũng đã cảm thấy nhẹ lòng.

Trao một phần cơm, nhận một ân tình - Ảnh: Lê Sa Long

Trao một phần cơm, nhận một ân tình - Ảnh: Lê Sa Long

Thế mới thấy, khi con người đối xử với nhau bằng sự tử tế thì không việc gì là không thể. “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, hãy nâng niu, trân quý những tình cảm này để chúng ta cùng nhau vượt qua đại dịch.

Những tháng ngày sắp đến

Trong những ngày bão về, nếu những cánh chim rừng không có cho mình chiếc tổ thật vững chắc, thì sẽ bị gió lốc cuốn đi. Chúng ta như cánh chim rừng giữa những giông bão, nếu không có tâm thật sự vững chãi để làm nơi nương tựa, thì sẽ bị cuốn trôi đi.

Vì vậy, điều cần làm nhất trong những ngày tháng này chính là giữ cho mình một tâm tĩnh lặng giữa những biến động bên ngoài. Chúng ta luôn cảm thấy bất an cũng bởi chính tâm niệm chưa an của mình. Thực tế rằng, không chỉ các y bác sĩ, lực lượng quân đội… ở tuyến đầu chống dịch là người hùng mà tất cả người dân đều có phẩm chất của một người hùng, nếu ý thức tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc về phòng chống dịch bệnh để bảo vệ mình, bảo vệ người, bảo vệ mảnh đất Sài Gòn thân yêu.

Cuối cùng, ai cũng cần phải gieo cho mình những hy vọng vào ngày mai. Trong những ngày Sài Gòn giãn cách để có thêm thời gian “trị bệnh”, chúng ta hãy cùng nhau lan tỏa những năng lượng tích cực. Hãy bắt đầu sự tử tế bằng những việc nhỏ nhặt trong đời thường, gieo yêu thương bằng những việc làm giản dị, giúp nhau bình an qua đại dịch.

Bài viết về Sài Gòn mùa giãn cách của bạn xin gửi về email onlinegiacngo@gmail.com, toasoan@giacngo.vn, sẽ được chọn đăng trên Giác Ngộ Online và báo in Giác Ngộ (Chủ đề xin ghi: Sài Gòn mùa giãn cách).

Tòa soạn

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày