Sắp khánh thành tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

Đại lễ tưởng niệm 705 năm ngày nhập Niết-bàn và khánh thành tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông sẽ diễn ra vào ngày 3-12-2013 (tức 1-11 âm lịch). Thông tin trên được TT.Thích Thanh Quyết, UV Thường trực HĐTS GHPGVN , Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh cho biết tại buổi họp báo diễn ra sáng 9-11, tại Khu di tích danh thắng Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh.

6249069020131109104004828_jpg.jpg
Phối cảnh mô hình tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tại An Kỳ Sinh, Yên Tử

Buổi họp báo do GHPGVN tổ chức, dưới sự chủ trì của HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN. Tham dự buổi họp báo có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh và gần 100 nhà báo thuộc các cơ quan báo chí trung ương, địa phương.

1500615620131109104015328_jpg.jpg


Phối cảnh mô hình tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tại An Kỳ Sinh, Yên Tử

Chương trình Lễ tưởng niệm 705 năm ngày nhập niết bàn và khánh thành tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông sẽ được tổ chức trang trọng theo quy mô đại lễ cấp quốc gia do GHPGVN chủ trì; diễn ra trong ba ngày, từ 1-12 đến 3-12. Các hoạt động chính: Hội thảo khoa học "Khu di tích danh thắng Yên Tử - định hướng và phát triển"; Lễ tưởng niệm tại Am Ngọa Vân - di tích nơi Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn; Khai quang yên vị tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông; Lễ nhập linh trống đồng…

Trọng tâm của loạt sự kiện là Đại lễ tưởng niệm và khánh thành tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông, diễn ra tại Khu di tích An Kỳ Sinh, nơi đặt tượng.

6271541620131109104030937_jpg.jpg


Đại diện Trung ương GHPGVN và tỉnh Quảng Ninh tại buổi họp báo

Trao đổi với các phóng viên tại cuộc họp báo, TT.Thích Thanh Quyết cho biết thêm: Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được đúc bằng đồng, liền khối, theo phương pháp thủ công, nặng 138 tấn, cao 15 mét, với tổng kinh phí trên 75 tỷ đồng, bằng nguồn xã hội hóa. Đây là pho tượng đặt ở địa hình núi cao hiểm trở, khó thi công bằng máy móc, vì vậy phải thi công hoàn toàn thủ công trong quá trình đúc đồng. Một số "kỷ lục" đã được ghi nhận: Lần đầu tiên đúc nổi (khuôn nằm trên mặt đất) với khối lượng đồng lớn, khuôn cao, đường kính lớn. Rót đồng trực tiếp vào khuôn không qua lù trung gian…

Việc đúc tượng đã được thay đổi đến 3 phương án, vừa thi công, vừa điều chỉnh để tượng được đẹp nhất. Tuy nhiên, vì điều kiện thi công rất khó khăn, độ cao ở An Kỳ Sinh rất cao, dốc, hiểm trở, do đó phải có các hình thức thay đổi thi công cho phù hợp. Ngoài ra, tư thế của tượng cũng phải đổi phương án đến ba lần để có được thế ngồi đẹp nhất.

Nguyễn Hoà (Theo QĐND Online)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.

Thông tin hàng ngày