Sau 20 năm, bài hát được hồi sinh

GNO - Trong năm 2013 tôi có viết hai bài giới thiệu 3 bản Phật ca của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên sáng tác cách đây 22 năm tại hải ngoại.

Bài viết thứ 2 chuyên sâu hơn, nói rõ lý do hình thành 3 bản Phật ca của thiên tài âm nhạc Ngô Thụy Miên mà hầu hết người Việt Nam trong và ngoài nước chỉ biết đến là một nhạc sĩ sáng tác tình ca. Bài này được đăng trên tuần báo Giác Ngộ số Phật đản năm 2013 vừa qua.

>> Kể thêm về 3 bài Phật ca của Ngô Thụy Miên

huyenlam.jpg

Tình cờ vào Giác Ngộ Online xem tin tức Phật giáo nước nhà, trong bài tường thuật đêm văn nghệ tưởng niệm 50 năm Bồ-tát Thích Quảng Đức, giữa nhiều tấm hình ghi lại tiết mục trình diễn, có tấm ghi “Em đi lễ chùa” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên (ảnh).

Hình ảnh cô gái trong tà áo lam đứng hát giữa các em Oanh vũ nữ trong Gia đình Phật tử làm tôi giật mình, tràn đầy xúc cảm khi thấy giống hình ảnh 20 năm về trước tại Hoa Kỳ. Cũng bối cảnh ấy, cũng bài ca ấy được hát tràn đầy tâm đạo nhưng đâu đó có chút bồi hồi tình người viễn xứ.

Tôi thật sự xúc động và vui mừng khi nhìn thấy sau 20 năm bài nhạc chìm vào quên lãng nay được hồi sinh trên quê hương trong một chương trình văn nghệ Phật giáo hoành tráng. Niềm mơ ước của tôi được bày tỏ qua hai bài viết nay đã thành hiện thực. Bản Phật ca của một nhạc sĩ tài ba có cuộc sống âm thầm lặng lẽ, được sáng tác từ bối cảnh ngôi chùa nhỏ hải ngoại nay đã trở về quê mẹ, hoà cùng tiếng hát Phật tử quê nhà…

Từ một tấm hình, mày mò trong mạng xã hội để tìm các nhân vật giúp bài hát được hồi sinh, trải qua nhiều tin nhắn, e-mail, điện thoại, tôi được biết:   

  • Tiến sĩ Cao Huy Thuần, giáo sư đại học Picardie Pháp. Giáo sư đã đề nghị, vận động bài nhạc “Em đi lễ chùa” vào chương trình văn nghệ Phật đản tại Huế vì nhận thấy đây là bài hát rất chân thật, thiền vị, rất mới đối với quê nhà.

  • Đại đức Thích Không Nhiên - chùa Hải Đức Huế, một vị thầy trẻ uyên thâm. Từ lời đề nghị của Giáo sư Cao Huy Thuần, Đại đức đã vận động các nhạc sĩ tại Huế phối khí hòa âm cho bài nhạc.
  • Nhạc sĩ Đặng Ngọc Phú Hoà và Việt Dũng của cố đô Huế đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu, thử nghiệm phối khí hoà âm để tạo ra bản đệm-beat làm nền tảng đệm nhạc cho ca sĩ trình bày.
  • Đại đức Thích Pháp Đăng, người điều phối và trách nhiệm cho chương trình văn nghệ tưởng niệm 50 năm Bồ-tát Quảng Đức, đã vận động hướng dẫn ca sĩ, Gia đình Phật tử Nha Trang trình diễn thành công bài Em đi lchùa từ bản hoà âm do nhạc sĩ Phú Hoà và Việt Dũng tạo dựng.  
  • Gia đình Phật tử Nha Trang, giọng ca Bích Loan đã phối hợp trình bày bản nhạc  thành công tốt đẹp. Đồng thời nhiều chư Tăng Ni và Phật tử khác đã góp nhiều công sức.

Là người ước ao bản Phật ca được phổ biến tại quê nhà, tôi xin mạn phép ghi lại những điều trên, cùng chia sẻ niềm vui, niềm xúc cảm và lòng biết ơn khi thấy điều mong ước trở thành sự thật. 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hơn 100 em thanh thiếu niên tham gia khóa tu "Tuổi trẻ" lần thứ I tại chùa Long Phước

Chùa Long Phước (TP.Bạc Liêu) khai mạc khóa tu Tuổi trẻ lần thứ I

GNO - Sáng 15-12, chùa Long Phước (P.5, TP.Bạc Liêu) tổ chức khai mạc khóa tu Tuổi trẻ lần thứ I với sự chứng minh của Thượng tọa Thích Giác Nghi, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh, trụ trì chùa Long Phước; chư tôn đức giáo thọ sư, Phật tử và hơn 100 thanh thiếu niên tham dự khóa tu.

Thông tin hàng ngày