“Sau khi mất, tôi muốn mình vẫn còn có ích”

(Giác Ngộ) - Hơn 10 năm chăm chỉ ở các phòng thuốc từ thiện để làm công quả, thấy nhiều người bệnh cần đến nội tạng để ghép, sinh viên y khoa cần xác để thực hành nên cô Hồ Thị Tám mạnh dạn tìm đến Trường Đại học Y Dược để đăng ký hiến xác.

Cô Tám quê Bến Tre chia sẻ: “Với cô, được hiến xác cho y học khi trút hơi thở cuối cùng là niềm hạnh phúc bởi lẽ, chết không hẳn là hết, mà còn có thể giúp ích cho đời, vậy là mình vẫn còn sống…”. Cầm trên tay giấy chứng nhận của Trường Đại học Y Dược TP.HCM với dòng chữ “là người tự nguyện hiến thi hài cho y học sau khi qua đời”, đọc cho tôi nghe mà cô Tám rất vui. Niềm hạnh phúc dường như hiện rõ, đầy đặn trên gương mặt phúc hậu của người phụ nữ đã ngoài 65 tuổi này.

IMG_1253.JPG

Cô Hồ Thị Tám - Ảnh N.T

Việc làm của cô đã gây sự bất ngờ ở bạn đồng tu, bởi: “Sao mà liều cùng mình vậy, sao mà gan quá vậy?”. Lúc đó, cô chỉ cười và giải thích: “Mình chết nằm xuống rồi thì đâu biết gì nữa, hiến xác ít ra cũng giúp cho các cháu sinh viên, bác sĩ nghiên cứu, như vậy sẽ có ích hơn”. Cô còn là “tấm gương hiến xác” cho hai người bạn của mình: cô Út (vợ chú Lá, Trưởng Trung tâm hốt thuốc từ thiện Nhơn Hòa, Hóc Môn, TP.HCM) và cô Tư là bạn đồng tu. Họ cũng đăng ký hiến tặng xác cho y học khi qua đời.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày