Sinh viên Đại học Huế và Hà Nội tìm hiểu về tư liệu Phật giáo tại triển lãm “Bảo đạc trường minh"

Thượng tọa Thích Không Nhiên khái quát về lịch sử Tổ sư Liễu Quán cũng như Thiền phái cùng tên trong quá trình hình thành và phát triển hơn 300 năm
Thượng tọa Thích Không Nhiên khái quát về lịch sử Tổ sư Liễu Quán cũng như Thiền phái cùng tên trong quá trình hình thành và phát triển hơn 300 năm
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng ngày 19-1, giảng viên, sinh viên khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế và sinh viên khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội đã có buổi tham quan tìm hiểu về tư liệu lịch sử Phật giáo tại không gian triển lãm “Bảo đạc trường minh” - cở sở I Học viện Phật giáo VN tại Huế.
Tấm bia tháp Tổ sư Minh Hoằng Tử Dung lần đầu tiên được công bố sau hơn 300 năm

Tấm bia tháp Tổ sư Minh Hoằng Tử Dung lần đầu tiên được công bố sau hơn 300 năm

Tại đây, Thượng tọa Thích Không Nhiên, Phó Viện trưởng kiêm Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học Học viện Phật giáo VN tại Huế đã giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của Thiền phái Liễu Quán thông qua hệ thống tư liệu tại triển lãm.

Theo đó, triển lãm “Bảo đạc trường minh” nằm trong chuỗi hoạt động chính của Hội thảo khoa học “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển”.

Bức hoành “Sắc tứ Viên Thông am” được phỏng chế từ bức hoành cổ lập vào ngày mùng 8 tháng Chạp mùa Đông năm Đinh Sửu (1697) do “Quốc chúa Thiên Túng Đạo Nhân huân mộc đề thư”
Bức hoành “Sắc tứ Viên Thông am” được phỏng chế từ bức hoành cổ lập vào ngày mùng 8 tháng Chạp mùa Đông năm Đinh Sửu (1697) do “Quốc chúa Thiên Túng Đạo Nhân huân mộc đề thư”

Triển lãm trưng bày trên 200 đầu mục tư liệu gồm: Kinh sách, thư tịch cổ liên quan đến Tổ sư Liễu Quán và lịch đại Tổ sư truyền thừa; Gia phổ họ tộc của các thiền sư thuộc thiền phái Liễu Quán; Hộ giới điệp; Chánh pháp nhãn tạng Châu bản thời chúa Nguyễn; Châu bản, sắc phong và độ điệp thời vương triều Nguyễn cùng nhiều loại hình điển tịch cổ và văn bản Hán Nôm có giá trị sử liệu khác với niên đại trải dài từ cuối thế kỷ thứ XVIII đến nửa cuối thế kỷ XX.

Sinh viên được tiếp cận các bản châu phê với nét bút các chúa Nguyễn

Sinh viên được tiếp cận các bản châu phê với nét bút các chúa Nguyễn

Bên cạnh đó, ở không gian ngoại vi khu trưng bày trung tâm giới thiệu hơn 100 hình ảnh về các ngôi cổ tự, bảo tháp, pháp tượng pháp khí,... liên quan đến quá trình học đạo, hành đạo, khai sáng tự vũ, tục diệm truyền đăng của Tổ sư Liễu Quán và các thế hệ truyền thừa, trải dài từ Thanh Hóa đến tận các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ.

Một số hình ảnh ghi nhận:

Lưu niệm tại triển lãm “Bảo đạc trường minh” trưng bày ở cơ sở I của Học viện Phật giáo VN tại Huế (chùa Hồng Đức, số 109 đường Minh Mạng, P.Thủy Xuân, TP.Huế)

Lưu niệm tại triển lãm “Bảo đạc trường minh” trưng bày ở cơ sở I của Học viện Phật giáo VN tại Huế (chùa Hồng Đức, số 109 đường Minh Mạng, P.Thủy Xuân, TP.Huế)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Khái quát về Mandala

Khái quát về Mandala

GNO - Mandala là tiếng Phạn, Hán ngữ phiên âm là Mạn đồ la, Mạn đà la, Mạn tra la và Hán ngữ dịch nghĩa là Đàn, Đàn tràng, Đạo tràng, Luân viên cụ túc, Tụ tập v.v…

Thông tin hàng ngày