Sở Dân tộc và Tôn giáo TP.HCM công bố thành lập, bổ nhiệm cán bộ

Lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo trao quyết định nhân sự Văn phòng sở - Ảnh: Thảo Lê
Lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo trao quyết định nhân sự Văn phòng sở - Ảnh: Thảo Lê
0:00 / 0:00
0:00
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP.HCM là sở duy nhất thành lập mới tại TP.HCM khi sắp xếp tinh gọn bộ máy. Sở vừa công bố nghị quyết thành lập và bổ nhiệm cán bộ cấp phòng.

Sáng 5-3, Sở Dân tộc và Tôn giáo TP.HCM tổ chức Hội nghị công bố nghị quyết thành lập và trao quyết định về công tác cán bộ.

Theo nghị quyết của HĐND TP.HCM, TP.HCM thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố trên cơ sở sáp nhập Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ vào Ban Dân tộc thuộc UBND Thành phố. Đây là sở duy nhất tại TP.HCM thành lập mới khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Sở Dân tộc và Tôn giáo chính thức hoạt động từ ngày 1-3. Trụ sở làm việc tại số 177 Lý Chính Thắng, P.Võ Thị Sáu, Q.3 và số 108 Ngô Quyền, P.7, Q.5.

Trước đó, UBND TP.HCM có quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Duy Tân, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM làm Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo và bổ nhiệm 5 Phó Giám đốc gồm: ông Huỳnh Văn Hồng Ngọc, ông Trần Xuân Điền, ông Đinh Văn Hòa, ông Tăng Phước Lộc và bà Đặng Thị Tuyết Mai.

UBND TP.HCM cũng đã ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Dân tộc và Tôn giáo TP.HCM. Xem TẠI ĐÂY.

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP.HCM có các đơn vị trực thuộc gồm: Văn phòng, Phòng Nghiệp vụ 1, 2, 3, 4.

Sở đã có quyết định điều động, bổ nhiệm và phân công công chức lãnh đạo quản lý, công chức chuyên môn thuộc sở. Trong đó, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Thanh Nga làm Chánh Văn phòng Sở Dân tộc và Tôn giáo.

Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP.HCM Nguyễn Duy Tân phát biểu - Ảnh: Thảo Lê
Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP.HCM Nguyễn Duy Tân phát biểu - Ảnh: Thảo Lê

Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP.HCM Nguyễn Duy Tân đề nghị đội ngũ cán bộ, công chức phát huy tinh thần đoàn kết, nâng cao trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

Theo ông Tân, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành lập mới trên cơ sở sáp nhập hai đơn vị nên trước nhất phải tăng cường tinh thần đoàn kết để có tiếng nói chung, không phân biệt người từ đơn vị nào tới.

Trong thời gian tới, Sở Dân tộc và Tôn giáo sẽ tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất để đáp ứng hoạt động lâu dài. Hiện nay Sở Dân tộc và Tôn giáo hoạt động tại hai trụ sở nhưng sắp tới sẽ đề xuất Thành phố cho hoạt động tại một trụ sở để thuận tiện cho quá trình công tác.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar với những tác động thay đổi xã hội ở Ấn Độ

Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar với những tác động thay đổi xã hội ở Ấn Độ

NSGN - Nổi lên trong số hàng triệu người để thiết lập một trật tự xã hội công bằng, Tiến sĩ Ambedkar là một một học giả, một nhà cải cách xã hội xuất sắc, một người yêu nước,một nhà lập pháp đáng nể trọng; và là một nhà lãnh đạo tôn giáo có tầm nhìn xa, là vị anh hùng của sự phục hưng Phật giáo đương đại ở Ấn Độ.
Phật tử tham gia cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

BR-VT: Chùa Liên Trì tổ chức thi tìm hiểu về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

GNO - Chiều 27-4 (30-3-Ất Tỵ), tại chùa Liên Trì (TP.Vũng Tàu) diễn ra cuộc thi tìm hiểu cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhân Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, Phật đản Phật lịch 2569. Đây là một sự kiện ý nghĩa được tổ chức nhằm khuyến khích Phật tử và cộng đồng tìm hiểu sâu hơn về cuộc đời Đức Phật.
Đoàn cung rước tôn tượng Đức Phật sơ sinh trong khuôn khổ khóa tu Kính mừng Đại lễ Phật đản

Long An: Khóa tu tuổi trẻ hướng về Đại lễ Phật đản và Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

GNO - Sáng 27-4, Ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN tỉnh Long An phối hợp Phân ban Thanh Thiếu nhi Phật tử tỉnh, Ban Trị sự GHPGVN H.Đức Hòa, Hội Liên hiệp Thanh niên VN H.Đức Hòa và chùa Pháp Minh tổ chức khóa tu tuổi trẻ hướng về Đại lễ Vesak 2025, Phật đản Phật lịch 2569, với 200 tu sinh tham dự.

Thông tin hàng ngày