Sóc Trăng: Chùa Hải Phước tổ chức lễ giỗ HT. Huyền Vân và an vị Phật

(GNO-Sóc Trăng): Sáng 4-12 (29-10 ÂL), Sư cô Thích nữ Diệu Liêng tổ chức lễ giỗ lần thứ 26 cố HT. Thích Huyền Vân và an vị kim thân Đức Phật tại chánh điện chùa Hải Phước, thị trấn Kế Sách, huyện Kế Sách, Sóc Trăng.

Buổi lễ đặt dưới sự chứng minh của HT Thích Thiện Sanh - Ủy viên HĐTS, Phó ban Thường trực BTS Tỉnh hội PG tỉnh Sóc Trăng cùng chư tôn đức trong Thường trực Ban Trị sự, chư tôn đức Tăng Ni trụ trì các tự viện trong tỉnh và đông đảo Phật tử đến dự lễ.

Quang Cảnh 2.jpg
  

Quang cảnh Phật tử dự lễ tưởng niệm

Quang Cảnh 3.jpg
Phật tử cúng Pháp Y.jpg

Phật tử dâng y cúng dường

Cố HT. Thích Huyền Vân pháp hiệu Hồng Viên, thế danh Nguyễn Văn Chót; sanh năm 1915 tại xã An Nghiệp, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Ngài sanh trong một gia đình mộ đạo mến Phật, nên song thân thường hướng dẫn đến chùa từ lúc ấu thời.

Năm 1922 đến thọ giáo với HT. Lê Phước Chí ở chùa Thiên Phước, xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Vì thấy được đạo pháp uyên thâm nên Ngài gia công tu học với HT. Thích Hoằng Đức ở chùa Quan Âm, xã Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng và HT. Thích Trí Thiền ở chùa Tam Bảo, Rạch Giá, Kiên Giang.

Năm 1937 theo học Lưỡng Xuyên Phật Học ở Trà Vinh và được thọ cụ túc giới, đồng thời đến học với thầy Niệm Ngọc ở chùa Phước Khánh, tỉnh Bến Tre.

Năm 1940 được cử tham học An Nam Phật Học tại chùa Báo Quốc, Huế.

Năm 1945 trở về Sóc Trăng làm giáo thọ dạy Tăng Ni tại các tự viện trong tỉnh.

Năm 1950 về chùa Thiên Phước, Xuân Hòa, Kế Sách tái thiết ngôi Tam Bảo (do chiến tranh đổ vỡ) và làm trụ trì cho đến năm 1958.

Cuối năm 1958 về thị trấn Kế Sách, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng thành lập chùa Hải Phước và làm trụ trì đến ngày viên tịch 29 tháng 11 năm 1984.

Cuộc đời của Ngài luôn hy sinh cho đạo pháp và dân tộc, được Tăng Ni và Phật tử trong tỉnh Sóc Trăng kính mến và hằng năm đều có làm lễ tưởng niệm.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày