Sôi nổi diễn đàn Hoằng pháp với thanh thiếu niên

Giác Ngộ - Chiều qua 12-3, đại biểu Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2011 đã bước vào 9 phiên thảo luận nhóm tại 9 địa điểm khác nhau, trong đó diễn đàn “Hoằng pháp với thanh thiếu niên” trở nên sôi nổi bởi nhận được sự quan tâm lớn.

Với tiêu chí “làm mới’ ngành hoằng pháp trước sự tiến bộ như vũ bão của nền khoa học kỹ thuật và mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng luồng gió văn hóa, tư tưởng phương Tây, diễn đàn này đã nhận được nhiều ý kiến đáng để chúng ta suy ngẫm.

wwwHT (3).JPG

Đại biểu dự thảo luận nhóm tại một diễn đàn

wwwHT (1).JPG

"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai". Đây không chỉ là lời hô hào hiệu triệu, nó còn là một thông điệp mang tính khẳng định về thế hệ kế thừa, tính chuyển giao giữa cái cũ và cái mới, cái đi lên theo hướng phát triển tích cực.

Như lời phát biểu của Thượng tọa Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - TT. Thích Bảo Nghiêm: “Hội thảo sẽ tập trung vào các chủ đề chính: “Phật giáo với thanh thiếu niên, Phật giáo thời hội nhập, Phật giáo với kiều bào…”. Cuộc hội thảo “Hoằng pháp với thanh thiếu niên” thực sự là đề tài “nóng” mang tính thời sự cao trong thời điểm hiện tại. Hoằng pháp bao giờ cũng mang tính giáo dục mà đã mang tính giáo dục thì luôn nhận được sự quan tâm không chỉ của giới Phật giáo mà còn của các nhà lãnh đạo, các nhà sư phạm giáo dục. Tuổi trẻ luôn mang nhiều ước vọng hoài bão, khát khao khẳng định mình. Trong chiến tranh, trong lao động sản xuất, tuổi trẻ chính là lực lượng nòng cốt làm nên chiến thắng, tạo ra của cải vật chất, tinh hoa văn hóa cho nước nhà. Trước sự xâm thực của văn hóa phương Tây, của thời đại “số hóa”; muôn mặt đời sống trần tục nhất, bản năng nhất của kiếp người đều phơi bày qua một cú click chuột. Đứng trước sự cám dỗ chết người, sự mơ hồ về tư tưởng trào lưu, sự hoang mang về các giá trị đích thực của con người; tuổi trẻ bao giờ cũng tò mò, muốn chiếm hữu và thể hiện cái Tôi đầy ích kỷ của mình. Thế nên, nếu không có sự định hướng cùng sự đầu tư lâu dài về phương pháp giáo dục, kỹ năng sống tất sẽ dẫn đến sự nổi loạn, sự phản kháng tiêu cực, đi ngược lại các giá trị đạo đức, lệch chuẩn. Cũng vì vậy mà đa phần các bài thảo luận, các ý kiến từ phía đại biểu tham dự đều đề cập đến vấn đề xuống cấp đạo đức hiện nay của một bộ phận thanh thiếu niên. Giáo lý nhà Phật sở dĩ tồn tại cho đến ngày hôm nay là nhờ tính thiết thực, không mơ hồ, có tác dụng cụ thể chứ không phải lý thuyết suông. Nếu biết áp dụng, thực hành trong đời sống nhất định sẽ tạo được kết quả tốt đẹp.

wwwHT (4).JPG

Đại biểu phát biểu ý kiến

wwwHT (2).JPG

Có những bài tham luận còn trích dẫn một cách đầy thuyết phục các con số về tỷ lệ tội phạm trong giới trẻ ngày nay, nạn bỏ học, lạm dụng tình dục, lao động trẻ em… qua đó có thể thấy các đại biểu của chúng ta luôn tỏ ra ưu thời mẫn thế, đầy trách nhiệm với sứ mạng hoằng pháp lợi sinh. Đại biểu đến từ Khánh Hòa cho rằng sử dụng âm nhạc, thiết lập sân chơi bổ ích, lành mạnh để thu hút giới trẻ, chuyển thể Kinh Pháp Cú từ dạng thơ kệ qua dạng bài hát… đều là những phương pháp hoằng pháp đem lại hiệu quả cao. Đại biểu đến từ Đồng Nai thì cho rằng hoằng pháp cho thanh thiếu niên không khó, bản chất của tuổi trẻ là ưa chạy theo phong trào, thích sự mới lạ nếu bản thân hoằng pháp viên có nền tảng học vấn cùng kiến thức Phật học đủ để giải đáp, làm thỏa mãn mọi nghi ngờ băn khoăn của giới trẻ thì bảo đảm đám đông sẽ “chạy” theo chúng ta ngay. Điều này hoàn toàn đúng và chúng ta đã làm được như mô hình “Khóa tu mùa hè” tại chùa Hoằng Pháp - Hóc Môn, Hội trại “Tuổi trẻ - Phật giáo” Báo Giác Ngộ, “Lên chùa cai nghiện game online” chùa Trúc Lâm Tây Thiên - Vĩnh Phúc… hay như sắp tới đây là chương trình “tư vấn trước mùa thi” cho các em học sinh trước ngưỡng cửa cuộc đời sẽ diễn ra tại chùa Bằng - Hà Nội… những chương trình này thực sự có tác dụng nâng cao nhận thức cũng như lý tưởng trong sáng cho tầng lớp thanh thiếu niên, có tác dụng giáo dục tích cực tới tâm hồn, tình cảm, hành vi của các em.

“Nhân năng hoằng đạo, phi đạo hoằng nhân” nghĩa là người mở rộng đạo chứ chẳng phải đạo mở rộng người. Đổi mới bằng cách nào, đổi mới cái gì, đổi mới ở đâu, cho đối tượng nào, tại sao phải đổi mới, thì nhìn chung các đại biểu của chúng ta chưa đề ra được chiến lược bài bản, phương thức hoằng pháp một cách cụ thể rốt ráo… Đây thực sự là mối ưu tư, niềm thao thức không chỉ của các bậc tôn túc lãnh đạo Giáo hội mà còn của toàn thể các đại biểu về tham dự Hội thảo.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày