Sư cô Suối Thông ra mắt sách “Sống đời bình an”

GNO - Sau tác phẩm Thả trôi phiền muộn ra mắt năm 2017, được sự đón nhận nhiệt tình của độc giả với trên 30 ngàn bản in, cuốn sách thứ 2 do cô Suối Thông biên dịch đã được NXB Văn hóa Văn nghệ TP.HCM và SaigonBooks ấn hành, ra mắt chiều qua, 15-12, in lần đầu 10 ngàn bản.

2ba.jpg


Buổi ra mắt sách chiều qua, 15-12 tại TP.HCM

Tại buổi ra mắt, SaigonBooks và dịch giả Suối Thông chia sẻ, nhiều độc giả sau khi đọc Thả trôi phiền muộn đã gửi thư cảm ơn, nhiều vị hỏi khi nào có cuốn sách mới.

Với sự chờ đợi đó nên dù đang rất bận rộn với luận án Tiến sĩ (Sư cô Suối Thông - SC.Thích nữ Hạnh Đức, đang làm nghiên cứu sinh tại Trung Quốc), mỗi cuối tuần đều dành thời gian chia sẻ các bài dịch có nội dung giúp người đọc có cái nhìn sáng hơn về cuộc sống, kiến tạo bình an.

“Tôi thấy đây là niềm vui cũng là trách nhiệm của mình, nếu đáp ứng được thì sẵn sàng gieo chút thiện lành để mọi người sống ý nghĩa hơn”, dịch giả Suối Thông tâm niệm.

Trong buổi ra mắt sách, cô Suối Thông bày tỏ sự biết ơn, vì công việc chia sẻ những bài viết này lúc đầu là cho chính bản thân, để tự luyện rèn trí của mình, sau đó nhận ra “nội dung hay như vậy mà để cho riêng mình thì tiếc quá”, nên đã đăng tải trên trang Facebook cá nhân và không ngờ nhận được nhiều đồng cảm.

Nếu ở cuốn Thả trôi muộn phiền là một quá trình trải nghiệm thì ở ở cuốn sách thứ hai này, nội dung sẽ hướng đến sự an nhiên, bình an cho người đọc.

1ba.jpg


Sách Sống đời bình an do cô Suối Thông sưu tầm và biên dịch

Sống đời bình an có 101 bài, nhiều góc độ để ai cũng có thể tiếp cận được và khi gặp các vấn đề trong cuộc sống, mở sách thì có một lời gợi ý nào đó. Trong sách, không chỉ  những bài viết sưu tầm và biên dịch mà có cả những bài viết là những trải nghiệm do chính sư cô viết.

“Hai cuốn sách đọc nhanh, nhưng để thực hành thì phải hết cả đời”, là chia sẻ của anh Tân (giảng viên Đại học Văn Hiến) tại buổi ra mắt sách. “Con thấy cuốn sách này là nhu cầu cần thiết trong thời buổi mà ai cũng sống rất vội”, một bạn đọc khác bày tỏ.

Theo cô Suối Thông, những bài triết lý trong sách lâu lâu đọc một bài thì thấy rất hay, chứ đọc một lèo thì… thấy rất hại não. Cô gợi ý: khi đọc mình cần sự yên tĩnh, như mở đầu một ngày mới, hoặc kết thúc một ngày - đọc xong rồi đi ngủ. “Sách này phải đọc từ từ, thấm từ từ vì không phải là một bộ môn giải trí mà là một món ăn tinh thần, ăn mà không tiêu thì không có tác dụng gì”, cô nói.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Nghệ thuật Phật giáo ở Lumbini

Nghệ thuật Phật giáo ở Lumbini

NSGN - Vào giai đoạn nguyên thủy của nền văn minh nhân loại, nhiều biểu tượng cũng như các hình thức nhân hóa đã được sử dụng để thể hiện cảm xúc của con người, cảm xúc tâm linh, ví dụ như rắn và mẫu thần liên quan đến nghi lễ sinh sản hoặc nông nghiệp, một hiện tượng phổ biến trong tất cả các nền văn hóa.
Lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới trong khuôn khổ chương trình Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 ở Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM

Ánh sáng từ bi và trí tuệ qua ý nghĩa Vesak

GNO - Sự đản sinh của Đức Phật mang theo thông điệp về lòng từ bi, là lời kêu gọi nhân loại hãy sống một cuộc đời ý nghĩa, gieo trồng những hạt giống lành và lan tỏa tình thương đến muôn loài. Đức Phật không chỉ là một nhân vật lịch sử mà còn là biểu tượng của sự giác ngộ, ánh sáng từ bi và trí tuệ.
Xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức đã được cung thỉnh an vị tại tháp Đa Bảo - công trình kỷ niệm Pháp nạn 1963 trong khuôn viên Việt Nam Quốc Tự (Q.10, TP.HCM), vào sáng 11-5 (14-4-Ất Tỵ)

Quả tim Đa Bảo

GNO - Giác Ngộ online trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài thơ "Quả tim Đa Bảo" do Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN viết nhân Lễ cung thỉnh, chiêm bái và tôn trí xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức vào tháp Đa Bảo, Việt Nam Quốc Tự.

Thông tin hàng ngày