Sư cô Tâm Trí (từ Tokyo): “Mong mọi người được an lạc”

Tôi mong muốn sẽ phối hợp với Chính phủ Nhật Bản và Đại sứ quán Việt Nam để có một chuyến đi cứu trợ cho người dân.

Ngày 16/3, đoàn xe của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã đưa được hơn 80 người Việt Nam từ các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của trận động đất và sóng thần về tới Tokyo an toàn. Đa số họ đang tạm trú ngụ tại chùa Nisshin Kotsu - ngôi chùa nằm ở trung tâm thủ đô Tokyo. Phóng viên VOV tại Nhật Bản đã phỏng vấn Sư cô Tâm Trí - hiện du học tại ngôi chùa này -  người đang hết lòng giúp đỡ những người lánh nạn.

- Thưa Sư cô, được biết suốt từ hôm xảy ra thảm họa, chùa Nisshin Kotsu đã tiếp nhận và trợ giúp khoảng 200 người Việt Nam. Xin sư cô cho biết cụ thể những hoạt động trợ giúp này?

Trước tiên, tôi nghĩ mọi người cần có một chỗ để trọ và trấn an tinh thần. Ngôi chùa này rất tốt để các em có thể tĩnh dưỡng. Tôi đang kêu gọi một số doanh nghiệp ở Nhật Bản đóng góp cho nhà chùa để mua thức ăn hoặc mua chăn, gối cho mọi người có thể ăn, ngủ ở chùa được an lạc hơn. Hiện đã có một vài nhà hảo tâm lớn, và các em sinh viên quyên góp, trợ giúp lẫn nhau. Điều đó đã thể hiện tình cảm tương thân tương ái trong lúc hoạn nạn.

Tu-Tokyo-trong.jpg

Sư cô Tâm Trí và Hoà thượng trụ trì người Nhật cùng cán bộ Đại sứ quán Việt Nam
trao đổi việc giúp đỡ người Việt

Tinh thần của những người đang lánh nạn tại chùa hiện thế nào, thưa Sư cô?

Người Việt Nam cũng như nhiều người nước khác chưa từng chứng kiến cảnh động đất lớn như thế này, vì vậy họ rất hốt hoảng, hoang mang. Người Nhật bình tĩnh hơn nên họ không có xáo trộn hay lo lắng gì. Nhiều người nước ngoài, trong đó có người Việt Nam, nhất là các em sinh viên thường gọi điện đến chùa và không biết phải xử lý tình huống thế nào. Mình là người nhà chùa, nên mình trấn an các em bình tĩnh để ứng phó trước hoàn cảnh khó khăn hiện nay.

- Được biết Sư cô cũng đang tính đến kế hoạch trợ giúp cho các nạn nhân Nhật Bản?

Dù là người mới sang hay ở lâu bên Nhật thì ai cũng yêu mến đất nước này. Vì người Nhật Bản rất lịch sự và có ý thức. Đây là một dân tộc rất thương người, thể hiện ở chỗ, nếu mình không hiểu điều gì thì họ sẽ giải thích tận tình, đến nơi đến chốn. Để đáp lại điều đó, tôi muốn khi họ cần mình luôn sẵn lòng đóng góp. Trên tinh thần đó, là một tăng ni trẻ đang du học ở Nhật Bản, tôi muốn đóng góp cứu trợ trực tiếp cho người Nhật. Mặc dù đó chỉ là phần quà nho nhỏ nhưng tôi muốn cùng các nhà hảo tâm, cùng các em học sinh đang du học ở đây đi tới những vùng của 3 tỉnh vừa bị sóng thần quét để giúp đỡ người dân ở đó. Tôi mong muốn sẽ phối hợp với Chính phủ Nhật Bản và Đại sứ quán Việt Nam để có một chuyến đi cứu trợ cho người dân Nhật Bản. Đây cũng là sự thể hiện tình giao hữu giữa hai nước Việt - Nhật vốn đã gắn bó từ lâu.

-  Xin cảm ơn Sư cô!./.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày