Sư “dởm” quyên góp công đức, chiếm đoạt tài sản

Sau khi nhiệt thành đóng góp 500 nghìn đồng cho 2 nhà sư, chị Bình, chủ cửa hàng phụ tùng ô tô phát hiện sau gáy người tự xưng "sư thầy" có một vài sợi tóc dài vương ra, liền theo dõi và trình báo Công an.

hời gian qua tại Hải Phòng xuất hiện nhiều đối tượng giả danh Phật tử, lừa đảo chiếm đoạt tiền công đức của nhân dân, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Thượng tọa Thích Quảng Tùng - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự TW Hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Từ thiện xã hội TW Hội Phật giáo Việt Nam khẳng định, từ năm 2000 đến nay các chùa đã không cho phật tử bán hương, khất thực và quyên góp tiền công đức, cần ngăn chặn các hành vi trên bằng biện pháp mạnh.

Chị Lê Thị Kim Bình, 41 tuổi, ở số 7B/156 đường Lê Lai, quận Ngô Quyền, Hải Phòng cho biết, chiều 7/10, 2 phụ nữ mặc y phục nhà chùa, tới cửa hàng phụ tùng ôtô của chị ở 60 đường Lê Thánh Tông (cùng quận Ngô Quyền, Hải Phòng) vận động đóng góp công đức.

Một trong 2 người trên tự xưng là sư thầy, trụ trì tại chùa Bồng Lai (xã Bồng Lai, huyện Quế võ, Bắc Ninh), đã từng tu hành ở Ấn Độ, Malaysia, tới đây sẽ còn đi Trung Quốc và khoe chính "thầy" là một trong những người đưa tượng Phật Ngọc từ Ấn Độ về Việt Nam. Nói rồi người phụ nữ này giơ ra 2 giấy giới thiệu của chùa Bồng Lai, nội dung kêu gọi mua hương và đóng góp tiền công đức xây dựng chùa.

Sau khi nhiệt thành đóng góp 500 nghìn đồng, chị Bình phát hiện sau gáy người tự xưng "sư thầy" có một vài sợi tóc dài vương ra, liền theo dõi và trình báo Công an phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân (nơi 2 đối tượng khả nghi trên nghỉ trọ).

Qua thẩm tra, xác minh, lực lượng Công an đã xác định danh tính 2 phụ nữ giả danh nhà sư trên chính là Nguyễn Thị Nguyệt, 25 tuổi, ở xã Nghĩa Phương, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang và Nguyễn Thị Thoan, 27 tuổi, ở xã Bồng Lai, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, nghề nghiệp đều làm ruộng.

Sau khi kiểm tra phát hiện có dấu hiệu lừa đảo, Công an phường Niệm Nghĩa đã chuyển giao cho Công an quận Ngô Quyền, Hải Phòng (nơi Nguyệt và Thoan vừa có hành vi gây án) để điều tra, xử lý đối tượng.

sugia.gif

Nguyễn Thị Thoan, Nguyễn Thị Nguyệt và tang vật.

Chị Lê Thị Kim Bình kể, cách đây ít ngày cũng có 2 người đàn ông mặc y phục nhà chùa đến khu dân cư nhà chị quyên góp tiền công đức.

Theo thống kê của Công an phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân, Hải Phòng, từ năm 2008 đến nay, lực lượng Công an địa phương đã bắt xử lý hành chính 7 vụ tương tự. Trong đó có đối tượng còn tàng trữ cả sừng Tê giác giả để đi lừa bịp.

Trao đổi với phóng viên Báo CAND, Thượng tọa Thích Quảng Tùng - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Phật giáo TW Hội Phật giáo Việt Nam, kiêm Trưởng ban Từ thiện xã hội TW Hội Phật giáo Việt Nam cho biết, thời gian qua không ít người ở một số địa phương giả danh người nhà chùa. Những người này dùng nhiều thủ đoạn như mượn danh các sư thầy có uy tín để dễ vận động, thuyết phục, hoặc bịa đặt ra việc mời khánh thành công trình xây dựng của Phật giáo nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Có người còn cả gan vào khu dân cư, họ xếp loại tín đồ gồm nhóm người hiền lành, nhân hậu, thuộc loại I thì vinh dự được đóng góp 5 triệu, loại kế tiếp thì được đóng 3 triệu, hay 2 triệu. Đối với người không đủ tiền thì đóng một ít cũng được… "còn lại thầy cho".

Trước những thủ đoạn tinh vi của đối tượng, nhiều người dân tín ngưỡng Phật giáo nhưng nhẹ dạ cả tin nên đã trở thành bị hại. Trong đó có một số người nghèo đã lâm vào cảnh điêu đứng như bà Nguyễn Thị Tuyên ở số 176 đường Thiên Lôi, quận Lê Chân, Hải Phòng. Mới đây bà vay mượn hàng xóm 2 triệu đồng đóng góp xây dựng chùa, nhưng không ngờ người nhận tiền lại là 2 phụ nữ giả danh phật tử. Hậu quả tiền mất, đến nay bà vẫn còn mang nợ chưa trả được.

Hiện Cơ quan điều tra Công an quận Ngô Quyền, Hải Phòng cũng đã thu giữ giấy giới thiệu nói trên của Nguyễn Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Thoan. Tuy nhiên, để ngăn chặn tình trạng giả danh phật tử đi bán hương và lừa đảo, cái gốc còn là sự quản lý chặt chẽ nhân khẩu, hộ khẩu, các dịch vụ, nghề kinh doanh có điều kiện đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao cảnh giác cũng như truyền thống văn hoá tại các địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày