Sư sãi đưa vi tính về phum, sóc

GN - Mặc dù việc tiếp cận máy vi tính trong các chùa Khmer ở An Giang có phần muộn và ứng dụng cũng chậm hơn so với mặt bằng dân trí chung của xã hội, tuy nhiên, điều quan trọng là các vị sư sãi đã biết khai thác vi tính để phục vụ hoạt động Phật sự và mang lại lợi ích cho Phật tử.

Người đầu tiên đưa máy tính vào chùa Khmer

Đối với HT.Chau Chanh (trụ trì chùa Kalboruk - núi Ba Thê, huyện Thoại Sơn), chuyện học vi tính là một cơ duyên đánh dấu kỷ niệm sâu sắc trên bước đường tu học. HT.Chau Chanh nhớ lại, năm 1997, lần đầu tiên nhận được thư của HT.Danh Vĩnh (tỉnh Kiên Giang) hỏi thăm sức khỏe, thư trình bày rất đẹp trong “kiểu” chữ Khmer đánh máy vi tính. Rồi sau đó, nhiều gia đình Phật tử ở núi Ba Thê cũng nhận được thiệp mời đám tiệc theo “kiểu vi tính”, họ đem vô chùa, người thì khoe nhà sư, người thì nhờ đọc giùm.

ANh XH (3).jpg

HT.Châu Chanh - người đầu tiên đưa vi tính vào các chùa ở phum, sóc

“Tôi thấy hay lắm, vừa lạ nữa. Mà, hổng biết làm sao được vậy!”, HT.Chau Chanh kể. Khi đến Kiên Giang học lớp Pali, xem Tăng sinh thực hành vi tính, ông thấy tiện lợi quá nên xin học. Thấy vậy, nhà trường sắp xếp thời gian, phân công thầy hướng dẫn vào buổi tối cho sư sãi và Hòa thượng học.

Cuối năm 1998, khi trở về chùa, vị sư liền hội ý trong À cha và Phật tử xin mua máy vi tính. Mọi người ai cũng lấy làm lạ nhưng đồng ý vì biết nó là “văn hóa, văn minh” … Thế rồi, tiếng đồn chùa Kalboruk có máy vi tính lan nhanh khắp vùng, Phật tử cứ liên tục đến xin cho con em được thực tập.

Anh Mai Chí Hùng (nhân viên Công ty Cổ phần Du lịch An Giang) kể: “Tôi luôn nhớ 6 năm tu học tại chùa Kalboruk và công ơn Hòa thượng Chau Chanh. Lúc đó, tôi xuất gia nhưng vẫn được đi học phổ thông, tất cả đều do nhà chùa nuôi dưỡng, còn được cho thực tập máy vi tính ở chùa. Nhờ vậy, tôi thi đậu vào Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ”.

Hiện tại, chùa Kalboruk có ĐĐ.Thạch Phong tốt nghiệp khoa Tin học Đại học Cần Thơ, còn hai sư Thạch Sương và Danh Phương vừa học  xong năm thứ 3. Riêng, sư Sơn Thanh Cường (Cao đẳng Tin học) và sư Mai Ngọc Tý (Cao đẳng Bảo vệ thực vật) cũng đang học tại Cần Thơ. Họ đều “khởi duyên” từ những buổi học vi tính tại chùa của HT.Chau Chanh.

HT.Chau Chanh chính là người đầu tiên đưa máy vi tính vào chùa Khmer ở An Giang, không những vậy, Hòa thượng còn khởi xướng mở lớp Pali và tính chuyện đào tạo Tăng tài. Hòa thượng hiện là Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh An Giang, đặc trách huyện Thoại Sơn.

Hôm chúng tôi đến thăm chùa, HT.Chau Chanh hoan hỷ kể, hồi đầu năm 2014, các vị lãnh đạo Tỉnh ủy An Giang cùng một số đoàn doanh nghiệp đã đến chúc Tết và tặng cho nhà chùa 5 bộ máy vi tính. Nhờ vậy, học sinh phổ thông đến thực tập khá đông, Tăng sinh lớp Pali cũng được tiếp cận tốt hơn.

Vì lợi ích phum, sóc

Từ khi chùa Kalboruk có máy vi tính, nhiều nơi ở Tịnh Biên và Tri Tôn (hai huyện miền núi và có đông người dân tộc Khmer sinh sống) cũng bắt nhịp. Hơn nữa, xu thế tu học cũng ngày càng tương cận thế học, Tăng sinh chưa tiếp cận vi tính thì vào các lớp Pali cấp cao sẽ khó theo kịp chương trình.

HT.Chau Chanh cho biết thêm: “Tuy chương trình chính khóa chưa bắt buộc về trình độ vi tính nhưng Tăng sinh thành thạo công nghệ sẽ có điều kiện tốt hơn để học tập”.

Binh T.jpg

Chư Tăng các chùa ở An Giang được tiếp cận với vi tính

HT.Chau Phrốs, trụ trì chùa Thom Mit, huyện Tịnh Biên, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học tỉnh An Giang cho biết: “Lợi ích đầu tiên mà Tăng sinh có được khi học vi tính song song trong chuơng trình tu học là việc xử lý văn bản rất thuận tiện, nhanh chóng”. 

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Tri Tôn cho hay, học tập từ HT.Chau

“Trong số 65 chùa Khmer trong tỉnh An Giang, số chùa có sử dụng máy vi tính khoảng gần một nửa. Và, số chùa tổ chức được phòng máy phục vụ con em Phật tử còn rất ít so với nhu cầu, do điều kiện kinh phí còn khó khăn…”. HT.Danh Thiệp, Phó Chánh Văn phòng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ, cho biết.

Chanh, nhiều vị sư sãi trong đồng bào dân tộc Khmer An Giang đã tự thân cập nhật trình độ vi tính cho mình. Tiêu biểu như TT.Chau Hắk, trụ trì chùa Tứk Phốs, huyện Tri Tôn đã sử dụng thành thạo vi tính, còn cài phông chữ tiếng Khmer và tổ chức phòng máy phục vụ cho con em trong phum, sóc đến thực tập.

HT.Chau Sơn Hy, Phó Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh An Giang khẳng định: “Nhà chùa sử dụng máy vi tính không chỉ phục vụ hoạt động Phật sự mà còn góp phần bảo tồn tiếng nói và chữ viết Khmer. Các lớp học sơ cấp, trung cấp Pali và dạy song ngữ tại chùa vào dịp hè được duy trì, khi có máy vi tính sẽ phát huy thêm một bước tiến mới đối với cộng đồng”.

Người dân tộc Khmer Nam Bộ nói chung, An Giang nói riêng theo đạo Phật, ngôi chùa được xem là trung tâm văn hóa của phum sóc, của cộng đồng. Bởi nơi đây vừa là điểm sinh hoạt cộng đồng, vừa lưu giữ các giá trị văn hóa và bản sắc dân tộc.

Ông Võ Thanh Liêm, Trưởng ban Dân tộc tỉnh An Giang khẳng định: “Các chùa Khmer trong tỉnh An Giang sử dụng máy vi tính vừa phục vụ hoạt động Phật sự, vừa kích thích con em Phật tử thuộc diện nghèo có cơ hội tiếp cận để bổ trợ chương trình phổ thông, nỗ lực học tập tốt hơn”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

GNO - Chùa Long Hoa (Q.8) phối hợp UBND, Uỷ ban MTTQVN Q.8, các mạnh thường quân tổ chức trao 300 phần quà đến các hộ đồng bào dân tộc, hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Q.8 vào ngày 16-4.

Thông tin hàng ngày