GN - Ngồi lọt thỏm giữa dòng người, xe tấp nập ở một góc nhỏ chợ Đông Ba, người phụ nữ dáng nhỏ nhắn đang ngồi cặm cụi làm việc. Đôi tay thuần thục những động tác “bơm vá” không khác những người đàn ông sửa xe chuyên nghiệp. Hỏi bác xe thồ gần bên mới biết bà chính là Trần Thị Ly, 61tuôi, sống ở lô F19 khu tai đinh cư Phu Hiệp, thành phố Huê, mọi người ở chơ Đông Ba danh cho ba biệt danh mộc mạc là bà Ly bơm vá…
Bà Ly đã 40 năm mưu sinh với nghề bơm vá
“Như chú thấy đấy, chiếc xe hành nghề cửu vạn của chị này bị hỏng lốp, tôi phải sửa chữa cho nhanh để chị lại tiếp tục với công việc, chứ đem đến thợ biết khi nào mới lấy về”. Bà Ly vui vẻ mở đầu câu chuyện với chúng tôi như thế!
Theo như lời kể của bà Ly thì bà đến với công việc này hết sức tình cờ như bao nhiêu người phụ nữ khác. Lấy chồng tư năm 20 tuôi, gia cảnh khó khăn nên bà thường theo chồng vá xe ở vỉa hè chợ Đông Ba. Chồng bà ngoài công việc đạp xích-lô còn tranh thủ làm thêm việc vá xe. Nhiều lúc chồng có khách phải chạy xe hoặc đi thồ hàng thì bà làm hộ chồng vá xe, sửa xe cho khách. Làm mãi thành quen tay, sau đó chồng bà giao hẳn nghề bơm vá này cho bà, còn ông làm công việc chính của mình.
Nhẩm tính trên đầu ngón tay, bà Ly cho biết đến nay bà đã có hơn 40 năm gắn bó với cái nghề của cánh đàn ông này. Khi được hỏi về tính chất của công việc, bà Ly không ngần ngại chia sẻ: “Làm cái nghề này, lúc nào cũng từ sáng tới tối đêm, quần áo, tay chân lúc nào cũng lấm lem dầu mỡ. Nhiều hồi cạy vành, vá ruột xe… sơ ý một phát là bi giập tay, chảy máu ngay”.
Khó khăn là vậy, vất vả là vậy nhưng không bao giờ bà Ly phụ bạc với cái nghề mà bà cho rằng đây là chiếc “cần câu cơm” của gia đình. Bà bộc bạch “nhờ nghề sửa xe đạp này mà lo đủ 3 bữa cơm trong nhà.
Thu nhập cũng không nhiều nhưng mà tằn tiện chắt chiu thì cũng đủ để lo cho mấy đứa con không để chúng nó thất học giữa chừng”. Gương mặt bà Ly ánh lên niềm tự hào khôn tả khi nhìn lại các con của bà nay đã có gia đình ổn định và thành đạt trong cuộc sống.
Điều đáng trân trọng ở bà Ly là dù cuộc sống còn khó khăn nhưng nhiều lần bà đã bơm, vá xe miễn phí cho các bạn sinh viên, người tàn tật hoặc những người qua đường khi họ lỡ không mang theo tiền hoặc quá gấp. Bà tâm niệm, không giàu hơn vì mấy đồng tiền từ người tàn tật hay tiền mấy đứa sinh viên phải sống vất vả khó khăn. Mình giúp đỡ người khác cũng là một cách tích đức và sống vui với đời.
Những suy nghĩ của bà rất nhân văn xuất phát từ lòng thương người thực sự nên chúng tôi không ngỡ ngàng khi thấy lúc nào tiệm vá xe của bà cũng luôn đông người lui tới. Khách hàng đa phần là những người nghèo hoặc những người đi chợ, các em sinh viên, các chị cửu vạn...