Tản mạn về chú Tiểu

GNO - Những cậu bé, cô bé khi được cha mẹ gởi vào chùa "cầu đạo", thì khi xuống tóc sẽ được sư phụ... cạo đầu, nhưng chừa lại một chỏm tóc ở giữa và thường được gọi là Tiểu hay Điệu (nam thì gọi là chú Tiểu hay Tiểu Tăng, nữ thì gọi là cô Tiểu hay Tiểu Ni). Cũng có một số chùa thì mấy chú Tiểu cũng được cạo đầu hết, không chừa cái chỏm nào.

nhuan thuong.jpg
Chú Tiểu ngây thơ - Minh họa: Nhuận Thường


Các Tiểu còn nhỏ tuổi nên chưa được thọ giới, xem như là “tập sự”, tập tu gieo duyên, tức tập học kinh kệ, tập viết chữ Hán, tập niệm Phật và làm một số việc nhẹ như nấu nước pha trà, rửa chén, quét rác v.v… ở mức độ phù hợp.

Khách đến chùa, nhìn cái chỏm tóc trên đầu của chú Tiểu thì có thể đoán được Tiểu này ở chùa đã lâu hay mới đây thôi. Bởi cái chỏm tóc càng dài thì biết là ở lâu.

Mấy chú Tiểu thời nay tất nhiên là được “ưu ái” hơn thời trước. Thi thoảng do nghịch quá, nói không nghe nên mới “được” sư phụ hay sư huynh cho ăn... đòn, nhưng “đưa cao đánh khẽ", chứ đánh mạnh có lằn roi không khéo thì mang tiếng… bạo lực trẻ em.

Làm chú Tiểu “hồi xưa” việc ăn đòn là chuyện…bình thường. Ít khi có Tiểu nào sau này lớn lên làm vị Tỳ-kheo mà than trách về việc đánh đòn, hay thấy có vết thẹo trên… mông.

Tuổi nhỏ mà không được “uốn nắn” thì khi lớn khó mà thành người được. Quý sư hay nói, lúc nhỏ nếu ai bị đánh càng nhiều thì khi lớn lên bị “ném đá” càng ít, sư phụ cho mình ăn đòn thì vết roi mau lành chứ thiên hạ cho “ăn đòn” thì “vết thương” khó lành lắm, có khi còn mất hết khả năng để tiếp tục đi trên con đường đạo.

Nhuận Thường

Cùng quý độc giả:

Chuyện những Thiên thần quét lá là tiểu mục trên trang PG-TT, bắt đầu khởi đăng từ số báo 583. Đây là chuyên mục dành cho những cây bút chuyên và không chuyên, viết về các chú tiểu, Sa-di (Sa-di-ni) đã, đang trải qua đời sống tu tập nơi cửa chùa. 

Đó cũng có thể là lời kể của những người trong cuộc chia sẻ về những kỷ niệm tu tập của mình với những niềm vui, những kỷ niệm, kinh nghiệm thực tập để vượt qua chướng ngại, giữ vững sơ tâm

Bài viết không quá 1.200 chữ, gửi về địa chỉ e-mail: phatgiaovatuoitre@gmail.com.

Mong nhận được sự hưởng ứng của quý độc giả Báo Giác Ngộ. Bài hay sẽ chọn đăng trên Giác Ngộ và Giác Ngộ online.

PG-TT

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày