Tảo tháp Tổ sư Liễu Quán ở núi Thiên Thai, Thừa Thiên Huế

Tảo tháp Tổ sư Liễu Quán là một trong những nếp sinh hoạt truyền thống của Phật giáo ở cố đô
Tảo tháp Tổ sư Liễu Quán là một trong những nếp sinh hoạt truyền thống của Phật giáo ở cố đô
GN - Sáng 2-1 (20-11-Canh Tý), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức tảo tháp Đức Tổ sư Liễu Quán. Tham dự có chư tôn đức giáo phẩm chứng minh, thành viên Ban Trị sự, chư Tăng Ni các tổ đình, tự viện.
Tháp Tổ sư Liễu Quán tọa lạc ở phường Tây An, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tháp Tổ sư Liễu Quán tọa lạc ở phường Tây An, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đức Tổ sư họ Lê, húy Thiệt Diệu, hiệu Liễu Quán, sinh năm Đinh Mùi (1667)

Đức Tổ sư họ Lê, húy Thiệt Diệu, hiệu Liễu Quán, sinh năm Đinh Mùi (1667)

Sinh quán làng Bạc Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Sinh quán làng Bạc Mã, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên

Năm 12 tuổi, xuất gia tu hành tại chùa Hội Tôn, thọ giáo với Hòa thượng Tế Viên

Năm 12 tuổi, xuất gia tu hành tại chùa Hội Tôn, thọ giáo với Hòa thượng Tế Viên

Sau đó ra Thuận Hóa đến núi Hàm Long chùa Thiên Thọ (Báo Quốc) cầu học với Tổ Giác Phong

Sau đó ra Thuận Hóa đến núi Hàm Long chùa Thiên Thọ (Báo Quốc) cầu học với Tổ Giác Phong

Mùa xuân năm Mậu Tý (1708), ngài đến Long Sơn cầu Hòa thượng Tử Dung ấn chứng.

Mùa xuân năm Mậu Tý (1708), ngài đến Long Sơn cầu Hòa thượng Tử Dung ấn chứng.

Sau đó, ngài vào núi Thiên Thai lập am chuyên tâm tham thiền nhập định

Sau đó, ngài vào núi Thiên Thai lập am chuyên tâm tham thiền nhập định

Hàng ngày Tổ sống khắc khổ, đạm bạc bằng vật thực mọc ở ven hồ chẳng cần lương thực gì khác

Hàng ngày Tổ sống khắc khổ, đạm bạc bằng vật thực mọc ở ven hồ chẳng cần lương thực gì khác

Trú xứ hóa duyên của ngài rất rộng, ngài thường xuyên ra vào Huế, Phú Yên để hóa đạo

Trú xứ hóa duyên của ngài rất rộng, ngài thường xuyên ra vào Huế, Phú Yên để hóa đạo

Năm Quý Sửu (1733), năm Giáp Dần (1734) và năm Ất Mão (1735), ngài được sự thỉnh cầu của các tông môn ở Huế, chứng minh các Đại giới đàn tại đây

Năm Quý Sửu (1733), năm Giáp Dần (1734) và năm Ất Mão (1735), ngài được sự thỉnh cầu của các tông môn ở Huế, chứng minh các Đại giới đàn tại đây

Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) rất mến đạo hạnh của ngài, thường đến đàm đạo và thỉnh ngài vào cung để bàn luận Phật pháp nhưng ngài khéo từ chối không vào

Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) rất mến đạo hạnh của ngài, thường đến đàm đạo và thỉnh ngài vào cung để bàn luận Phật pháp nhưng ngài khéo từ chối không vào

Ngài thị tịch, thọ 76 tuổi. Nhục thân Tổ Liễu Quán tôn trí tại bảo tháp tổ đình Thuyền Tôn, trên núi Thiên Thai, Huế. Ngôi bảo tháp được chúa Nguyễn Sắc làm bia và xây dựng.

Ngài thị tịch, thọ 76 tuổi. Nhục thân Tổ Liễu Quán tôn trí tại bảo tháp tổ đình Thuyền Tôn, trên núi Thiên Thai, Huế. Ngôi bảo tháp được chúa Nguyễn Sắc làm bia và xây dựng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.

Thông tin hàng ngày