Cung điện Potala: biểu tượng của thủ phủ Lhasa, do Tạng Vương Tùng Tán cương Bố khởi công xây dựng vào thế kỷ thứ 7, sau đó Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 trùng tu vào năm 1644 và hoàn tất vào năm 1695. Cung điện có độ cao 117m, gồm 13 tầng và 3600 phòng, được xây chủ yếu bằng vật liệu đá, gỗ và bùn. Cung điện Potala gồm 3 bộ phận: Khu cung thành phía trước núi, khu cung thất trên đỉnh núi và khu hồ phía sau núi. Khu cung thành có 3 cửa Đông,

Mặt trước cung điện Potala

Nội thất nơi ở của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Trong thành có các cơ quan quản lý phục vụ cung như viện in kinh, nơi ở của các quan viên, tăng lữ và có cả nhà giam, chồng ngựa. Leo lên con đường bằng đá rộng rãi là tới khu cung thất. Khu này là một quần thể kiến trúc lớn mà chủ thể của nó là Bạch Cung và Hồng Cung. Bạch Cung là cung thất chuyên phục vụ cho sinh hoạt chính trị và tôn giáo của Đức Đạt-lai Lạt-ma.
Hồng Cung là quần thể kiến trúc mang tính chất tôn giáo gồm các điện Phật có linh tháp đặt thi thể các vị Đạt-lai Lạt-ma đã viên tịch và một số sảnh điện khác. Đây là ngôi đền lớn nhất Tây Tạng dựa lưng vào ngọn núi mang tên Marpori (Hồng Sơn) nên cung điện hết sức uy nghi nhưng hài hòa với cảnh vật xung quanh. Đến với Potala, chúng ta sẽ có cơ hội chiêm nghiệm cái thần bí, tĩnh lặng và hết sức thiêng liêng của cung điện được xem là di sản văn hóa thế giới này.
- Đền Jokhang (Đền Đại Chiêu): điểm hành hương phải đến trong đời của người Tạng. Đây là tòa kiến trúc gồm có 4 tầng, mái mạ vàng, quý khách có thể chụp những bức ảnh tuyệt đẹp ở mọi tầm ngắm. Bên trong đền thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni 12 tuổi (tượng Jowo linh thiêng) của Văn Thành Công Chúa đem sang Tây Tạng khi bà về nhà chồng.

Vua Tùng Tán Cương Bố ngồi giữa, 2 bên là Văn Thành Công chúa và Krukti công chúa
Đền linh thiêng Jokhang
- Tu Viện Sera được thành lập năm 1419 bởi Lama Jamchen Choje Sakya Yeshe theo lời yêu cầu của Đại Sư Tsong Khapa. Tu Viện gồm có hai Đại Học độc lập Sera Je và Sera Mey, và Trường Mật Tông Ngagpa Dratsang.

Các Lạt Ma đang trong giờ thực hành pháp
Điện thờ bên trong Chánh điện tu viện Sera
- Tu viện Drepung với diện tích 250.000m2 lớn bằng diện tích của cả một ngôi làng, được xây dựng vào năm 1416 bởi ngài Jamyang Qoigyi - đệ tử đại sư Tông Khách Ba (Tsong Khapa)- nhà cải cách tôn giáo lớn nhất trong lịch sử Tây Tạng. Tông Khách Ba chính là người xây dựng Phật giáo Tây Tạng, sáng lập ra tông phái Hoàng Đạo (mũ vàng) - là tông phái của Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma ngày nay. Đây là tu viện lớn nhất có lúc chứa đến 10.000 tăng sĩ từ các miền đến đây để tu học. Trong các vị tu học ở đây có một vị tên Losang Gyatso sau này trở thành Đạt Lai Đạt Ma thứ V. Drepung có thời là trung tâm quyền lực chính trị ở
Theo truyền thuyết, hồ Yamdrok là hóa thân của một nàng tiên xinh đẹp, người chồng của nàng đã theo sau và hóa thân vào ngọn núi


Tu viện Drepung
- Tashilhunpo, được xây dựng vào năm 1447. Đây là nơi trú ngụ của Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama), vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng đứng vào hàng thứ hai sau Đạt Lai Đạt Ma. Đó cũng là bảo tàng viện nghệ thuật của Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng với tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất thế giới, cao 27m được đúc bằng đồng nặng 150 tấn và dát bằng 6700 lát vàng. Và ngôi mộ của vị Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 4 chất đầy vàng bạc, và đá quý. Tu viện còn giữ Xá lợi của các ngài Panchen Latma từ đời thứ 5 đến đời thứ 9, tranh Thangka lớn nhất thế giới cao 40m. Ngày nay có hơn 600 vị cao tăng đang tu học ở đây.

Hồ linh thiêng Yamdrok
Tượng Phật Di Lặc bằng đồng bên trong tu viện Tashilhungpo
- Hồ linh thiêng Namtso: là một trong 4 hồ linh thiêng nhất Tây Tạng, là hồ nước mặn duy nhất trên thế giới nằm ở độ cao gần 5200 m so với mực nước biển, có diện tích mặt nước là 1961 Km2. Ở Tây tạng, nó được mệnh danh là hồ Thiên Đàng Namtso. Màu xanh thẫm tự nhiên được phủ trên mặt hồ lung linh đầy nắng ấm, yên tĩnh đến lạ thường. Xa xa là dãy núi tuyết phủ quanh năm Nyianchen Tangu có độ cao trên 6.000m. Xe sẽ vượt lên đỉnh đèo Lakenla ở độ cao 5190m, rồi lướt qua những cánh đồng cỏ mênh mông chạy tít tận chân trời, những đàn trâu Yak đủng đỉnh, những đàn cừu trắng hiền lành ……đang gặm cỏ trên thảo nguyên 5.000m….Ăn trưa picnic ở lều của người du mục, thưởng thức tách trà bơ béo ngậy, trò chuyện với người Tạng vùng Namtso. Có thể dạo hồ bằng ngựa hay trâu yak.

- Tashilhunpo, được xây dựng vào năm 1447. Đây là nơi trú ngụ của Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama), vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng đứng vào hàng thứ hai sau Đạt Lai Đạt Ma. Đó cũng là bảo tàng viện nghệ thuật của Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng với tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất thế giới, cao 27m được đúc bằng đồng nặng 150 tấn và dát bằng 6700 lát vàng.
Và ngôi mộ của vị Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 4 chất đầy vàng bạc, và đá quý. Tu viện còn giữ Xá lợi của các ngài Panchen Latma từ đời thứ 5 đến đời thứ 9, tranh Thangka lớn nhất thế giới cao 40m. Ngày nay có hơn 600 vị cao tăng đang tu học ở đây.
- Hồ linh thiêng Namtso: là một trong 4 hồ linh thiêng nhất Tây Tạng, là hồ nước mặn duy nhất trên thế giới nằm ở độ cao gần 5200 m so với mực nước biển, có diện tích mặt nước là 1961 Km2. Ở Tây tạng, nó được mệnh danh là hồ Thiên Đàng Namtso. Màu xanh thẫm tự nhiên được phủ trên mặt hồ lung linh đầy nắng ấm, yên tĩnh đến lạ thường. Xa xa là dãy núi tuyết phủ quanh năm Nyianchen Tangu có độ cao trên 6.000m.

Xe sẽ vượt lên đỉnh đèo Lakenla ở độ cao 5190m, rồi lướt qua những cánh đồng cỏ mênh mông chạy tít tận chân trời, những đàn trâu Yak đủng đỉnh, những đàn cừu trắng hiền lành ……đang gặm cỏ trên thảo nguyên 5.000m….Ăn trưa picnic ở lều của người du mục, thưởng thức tách trà bơ béo ngậy, trò chuyện với người Tạng vùng Namtso. Có thể dạo hồ bằng ngựa hay trâu yak.
- Tashilhunpo, được xây dựng vào năm 1447. Đây là nơi trú ngụ của Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama), vị lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng đứng vào hàng thứ hai sau Đạt Lai Đạt Ma. Đó cũng là bảo tàng viện nghệ thuật của Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng với tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất thế giới, cao 27m được đúc bằng đồng nặng 150 tấn và dát bằng 6700 lát vàng. Và ngôi mộ của vị Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 4 chất đầy vàng bạc, và đá quý. Tu viện còn giữ Xá lợi của các ngài Panchen Latma từ đời thứ 5 đến đời thứ 9, tranh Thangka lớn nhất thế giới cao 40m. Ngày nay có hơn 600 vị cao tăng đang tu học ở đây.
- Hồ Mansarova nằm cách núi Kailash khoảng 20km về phía đông nam. Tên của hồ theo người Tây Tạng có nghĩa là “Hồ ngọc bích vô địch” hay “Hồ chư thiên”. Từ “manas” có nghĩa là trí tuệ hoặc tỉnh thức. Manasaravar có nghĩa là Hồ tỉnh thức và khai sáng, ở độ cao 4.560m so với mặt nước biển, là hồ nước ngọt cao nhất thế giới. Đây là trú xứ của Thánh Nữ Dorge Phangmo, người phối ngẫu của Demchhok. Còn Demchhok (Thiên Đại Lôi) là một hóa thân của Đức Tỳ Lô Giá Na Phật (Vairocanabuddha) có trú xứ là núi Kailash. Demchhok và Dorge Phangmo tượng trưng cho chủng tử âm và dương đầu tiên tạo ra đất trời và vạn pháp. Và đối với mật tông Tây Tạng thì Núi Kailash và hồ Manasarovar là hai biểu tượng của tình yêu tối thượng. Nó thật sự là Linga và Yoni của trời đất đang hợp nhất ở Sambala tại đạo tràng của Ngũ Trí Như Lai. Kế bên Mansarova là hồ Rakshastal, hay còn gọi là Rakshas: Hồ ma quỷ. Cả 2 hồ đều bắt nguồn từ ngọn núi thiêng Kailash. Hầu hết những người hành hương đến khu vực này đều nhúng mình xuống Hồ Manosaravar gần đó, một nơi cực kỳ linh thiêng và dĩ nhiên cũng vô cùng lạnh giá. Cuộc hành hương đến ngọn núi thiêng Kailash và 2 hồ thần kỳ này là một trải nghiệm thay đổi cuộc sống và là một cơ hội để nhìn lại chính mình đồng thời cũng là một cơ hội để được chiêm ngưỡng một số kỳ quan trên toàn bộ hành tinh.


- Kailash là đỉnh núi cao nhất trong dãy núi Gangdise to lớn, với độ cao 6,600m so với mực nước biển. Núi này nằm gần hai hồ thiêng: Mansarova và Rakshastal. Với đặc điểm riêng, Kailash là địa điểm linh thiêng được tôn sùng nhất thế giới nhưng hiếm người thăm viếng, một siêu thánh địa của cả bốn nền tôn giáo: Đạo Phật, Đạo Hindu, Đạo Jains và Đạo Bon, với hàng tỉ tín đồ. Đối với tín đồ Phật giáo, Kailash là linh địa được bao quanh bởi 4 quả núi của 4 vị Phật và Kim Cang trong Ngũ Trí Như Lai, các hang động của Tổ Sư Milarepa, đạo tràng của Tổ sư Liên Hoa Sanh và hang động của Bồ tát Quan Âm

Kailash có nghĩa là Kho báu hay Vị thánh của núi tuyết. Đỉnh núi rất nhọn, trông như một kim tự tháp vươn lên chọc trời xanh. Nhìn từ phía Nam, những khối băng dựng đứng và những tảng đá đâm ngang trông giống như biểu tượng chữ thập ngoặc 卐 trong Phật giáo, thể hiện quyền năng bất diệt của Đức Phật. Kỳ diệu hơn, những đám mây sẽ tụ thành chòm ngay trên đỉnh núi vào những ngày đẹp trời khiến người ta nghĩ đến phúc lành.
Theo truyền thuyết của đạo Bon, Kailash là nơi chứng kiến trận đấu phép huyền thoại vào thế kỷ 12 giữa đại hành giả Milarepa (Phật giáo) và Naro Bon (vua phép thuật Bon giáo). Sau chiến thắng của Milarepa trước vua phép thuật Naro Bon, Phật Giáo đã thay thế Bon giáo trở thành tôn giáo nguyên thủy của Tây Tạng, và đâm rễ sâu xa tại lãnh thổ này.
Đối với người Tây Tạng, cuộc hành hương được xem là một hành trình đi từ vô minh đạt đến khai sáng, từ sự kiêu mạn và tham đắm vật chất, đến nhận thức sâu sắc về tính tương đối về nghiệp duyên cuộc đời. Mục đích cuộc hành hương là để vượt qua - theo nghĩa tinh thần - những ràng buộc và thói quen hữu thức (tư duy hữu ngã)- điều mà đã hạn chế việc nhận ra bản chất của sự vật hiện tượng để trở về với vô thức.