Tết muộn ở quê nhà...

GNO - Về quê, dẫu là Tết muộn, vì mùng 7 mới có mặt ở nhà nhưng hương Tết vẫn còn thoang thoảng, vương trong những khóm cây, ngọn cỏ, trong không gian trong xanh, yên bình chốn quê.

Đó là mùi hương hoa chanh, hoa bưởi, mùi của những bông lúa ngậm đòng bay khắp đồng trong nắng sớm và khi ánh mặt trời vừa lặn xuống phía đằng tây.

a Am.JPG


Khoảnh sân, hoa Tết và nắng mùa xuân quê nhà - Ảnh: L.Đ.L

Về quê, nghe mùi cây cỏ, mùi của núi rừng toả ra từ bạt ngàn sương đêm, từ những đợt gió nhẹ thi thoảng thổi qua quyện trong khói trầm thơm dâng Bụt - vừa lúc tiếng chuông chiều mẹ thỉnh ngân lên: "Nguyện tiếng chuông này lên đến thiên cung, thấu xuống miền địa phủ..." - khiến lòng mình nhẹ bâng, nghe hơi thở nhẹ nhàng, tĩnh lặng.

Nắng ở quê có vẻ giòn, ngọt, thơm hương hơn ở phố, có lẽ vì nắng hiện hữu giữa cảnh quan trong lành, mát rượi của cây cối, của đồng lúa xanh non nhìn xa hút tầm mắt. Quê mình miền Trung, nắng, gió, cái gì cũng đặc trưng - đủ để nhớ và tả thiệt nhiều chữ nghĩa vẫn chưa thể lột hết được.

Con đường cũng ngập mùi hoa, hoa xoan, quê mình gọi là thầu đâu với một màu tím-trắng đan xen. Lộc của nhánh bời lời và cội bồ-đề trong khuôn viên thất nhỏ bắt đầu đâm chồi, những cánh hoa đỏ, vàng mẹ trồng là sống đời, hoa cúc tí hon cũng nở rộ, góp cho mùa xuân thêm sắc, thêm yên bình...

Tết tuy muộn về mặt thời gian nhưng không muộn trong cảm nhận của người con đi xa được về quê, được về bên mẹ và mái nhà quen thuộc.

Về với mẹ, về bên mẹ, về quê đón Tết... Những cụm từ đó tạo nên mùa xuân trong lòng, làm cho mình có Tết ngập tràn.

Tết với mình tuy muộn, nhưng mà dài là vì vậy!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.
Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

GNO - Khi một thành viên của gia đình và cộng đồng vĩnh viễn ra đi, người ta cần đưa tiễn họ với một số vật dụng thân thiết, để họ có cơ hội dùng tới. Tục tin quỷ của người Việt như thế đã tồn tại lâu đời, trước khi Phật giáo truyền vào và Tự Thiếu Tôn ghi lại.

Thông tin hàng ngày