Thái Lan: Lamphun - thành phố của truyền thống ngàn xưa

GNO - Chỉ cách trung tâm thành phố nhộn nhịp Chiang Mai 20 km nhưng cuộc sống tại Lamphun lại rất nhẹ nhàng và êm dịu hơn.

Không có nhiều nơi ở Thái Lan để bạn có thể tận hưởng một chuyến đi chậm trên một chiếc xe ba bánh tại trung tâm của thành phố và quan sát những gì đang trải qua mà không có âm thanh của giao thông. Lamphun, một tỉnh nhỏ ở miền bắc Thái Lan, là một trong những nơi giấc mơ này được thực hiện. 

Chùa Wat Phra Yuen - Một trong những ngôi chùa cổ của Lamphun.jpg
Chùa Wat Phra Yuen - Một trong những ngôi chùa cổ của Lamphun

Khi du lịch đại chúng chưa được triển khai trên thành phố nhỏ này, Lamphun vẫn giữ được sự duyên dáng và truyền thống địa phương vốn có của mình.

Thành phố cổ kính kiên cố này được thành lập vào năm 660, gần sáu thế kỷ trước khi Chiang Mai ra đời và hơn 1.000 năm trước khi xây dựng Bangkok.

Theo biên niên sử Chamthewi, Lamphun, được gọi là Hariphunchai vào thời điểm đó, được thành lập bởi ẩn sĩ Wasuthep. Vị ẩn sĩ này đã mời công chúa Chamthewi, con gái của vua Chakaratti từ Lawo, đến trị vì Hariphunchai. Công chúa Chamthewi, sau đó là nữ hoàng Chamthewi, đã mang theo các triết gia, tu sĩ và văn hóa đến thành phố này.

Có một số chữ khắc trên đá và các địa điểm khảo cổ trong thành phố, chẳng hạn như Wat Chamthewi và Bảo tàng Quốc gia Hariphunchai, nơi chứa đựng những hiện vật của những ngày tháng vinh quang của xứ sở.

Trong khi du lịch đang lấn át Chiang Mai thì Lamphun vẫn lưu giữ được sự thanh thản, cho phép mọi người có thể thưởng thức vẻ tự nhiên của thành phố.

Thật là có đôi chút ngạc nhiên khi biết rằng phần lớn người dân ở Lamphun là người Yong, một nhóm dân tộc di cư đến đây hai thế kỷ trước từ bộ tộc Tai Lue ở Mong Ywang (Miến Điện).

Tổ tiên của họ buộc phải di chuyển đến đây khi Chiang Mai xây dựng lại thành phố sau khi giải phóng khỏi sự chiếm đóng của Miến Điện. Lúc này, hoàng gia của Lamphun sống ở phía tây sông và người Yong định cư ở phía đông, hay còn gọi là Viang Yong, hoặc thành phố của người Yong.

Mặc dù hầu hết người Yong đã pha trộn với người dân Thái Lan và văn hóa Thái nhưng họ vẫn giữ được bản sắc của họ. Truyền thống Yong được duy trì tại nhiều ngôi chùa và lễ hội Salag Phat.

Dựng salag yom.jpg

Dựng salag yom

Vào một ngày trăng tròn trong tháng chín, Phật tử Lamphun cử hành lễ hội Salag Phat và tạo công đức bằng việc dựng lên một “salag yom” (cột phướn nhuộm màu may mắn). Cột này được làm từ cọc tre, có thể cao đến 20 mét, thường được trang trí đầy màu sắc. Lễ hội kết thúc bằng việc cúng dường cho các nhà sư. Lễ vật cúng dường này bao gồm đồ ăn nhẹ, nến, thuốc lá, diêm, đồ dùng, thực phẩm khô, tiền bạc, áo choàng, và nhiều thứ khác.

Do lễ vật quá nhiều cho nên các Phật tử phải treo các lễ vật vào những miếng giấy lớn (salag), buộc vào đầu của cọc tre nhuộm màu tạo thành một cái tháp đầy màu sắc, vì thế mà có tên gọi như trên.

Truyền thống làm salag yom bắt đầu từ một cô gái Tai Lue 20 tuổi ở Lamphun. Trước khi kết hôn, cô gái đã dành tiền tiết kiệm để dựng một salag yom nhằm cho mọi người thấy nỗ lực, sự kiên nhẫn, kỹ năng thủ công mỹ nghệ và lòng sùng kính Phật giáo của mình.

Salag yom cũng có thể được tìm thấy ở nhiều tỉnh của Thái Lan, đặc biệt là ở miền Bắc.

Phụ nữ Yong trong trang phục truyền thống.jpg

Phụ nữ Yong trong trang phục truyền thống

Lễ hội sẽ tiếp tục ở Lamphun cho đến cuối tháng mười. Trong thời gian đó, hàng ngàn người đến viếng các ngôi chùa, mang theo dụng cụ và các thứ cần thiết để cúng dường cho các nhà sư.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

[Video] Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Phát biểu khai mạc, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn có lời chào mừng đến các vị đại biểu, chư vị khách quý; đồng thời nêu ý nghĩa của Hội nghị sinh hoạt Giáo hội năm 2024. Trưởng lão Hòa thượng cho biết năm 2024 là năm thứ hai thực hiện Chương trình mục tiêu hoạt động Phật sự nhiệm kỳ IX...
Chư Tăng Ni chỉ chuyên tâm tu học và làm các Phật sự mà thôi - Ảnh minh họa

Chư Tăng có thể đi làm việc ngoài xã hội không?

GNO - Tôi thấy ở nước ngoài, các tu sĩ Phật giáo vẫn đi ra ngoài làm việc để kiếm thêm thu nhập nhằm trang trải cuộc sống và học hành. Vậy ở nước ta, các thầy có được phép ký hợp đồng lao động với các doanh nghiệp để làm việc không?

Thông tin hàng ngày