Thái Nguyên: Tổ chức một trường hạ tại chùa Phù Liễn

GNO - Sáng nay, 18-6, BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên họp triển khai công tác Phật sự định kỳ và kế hoạch tổ chức An cư kết hạ PL.2564 - DL.2020 tại Trụ sở - chùa Phù Liễn (TP.Thái Nguyên).

TT.Thích Nguyên Thành, UVTT HĐTS, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thái Nguyên chủ trì, cùng chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử Thường trực BTS tham dự.

18-Copy-4.jpg


Chư tôn đức lãnh đạo Phật giáo tỉnh Thái Nguyên tại phiên họp

Tại đây, BTS triển khai, thực hiện thông bạch 123/TB.HĐTS của Ban Thường trực HĐTS về việc tổ chức An cư kiết hạ PL.2564 và một số công tác Phật sự liên quan đến Tăng sự, sinh hoạt tự viện thời gian qua.

Về An cư kiết hạ, Phật giáo Thái Nguyên sẽ tổ chức một điểm an cư như các năm trước - tại chùa Phù Liễn (phường Hoàng Văn Thụ, TP.Thái Nguyên); nội dung tu học căn cứ theo đúng tinh thần giới luật.

Tại buổi họp, TT.Thích Nguyên Thành nhấn mạnh, An cư kiết hạ là sinh hoạt rất quan trọng của Tăng đoàn và không thể thiếu đối với mỗi người xuất gia - “Tỳ kheo chi yếu vụ”.

"Để việc An cư kiết hạ được thành tựu viên mãn thì cần phải lên kế hoạch cụ thể cho từng công việc đến từng hành giả trong Tăng đoàn", Thượng tọa lưu ý.

11-Copy-5.jpg


Tăng Ni, cư sĩ thành viên BTS tham dự họp


Sau khoảng 3 giờ trao đổi và ghi nhận nhiều đóng góp của chư tôn đức Tăng Ni, đạo hữu Phật tử tham dự, Thượng tọa Trưởng ban đúc kết, phiên họp bế mạc trong hòa hợp, hoan hỷ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày