Thái Nguyên: Tưng bừng lễ hội mừng mùa Phật đản sinh

Ngày 2105, Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2554 – dương lịch 2010 được tỉnh Thái Nguyên tổ chức tại Chùa Hang- huyện Đồng Hỷ. Toàn bộ nội dung đại lễ năm nay thể hiện tinh thần giáo lý nhà Phật và mang tính nhân văn, nhân sinh sâu sắc.

Dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Ban Tôn giáo chính phủ; Hội đồng Trị sự T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban thi đua khen thưởng T.Ư; về phía tỉnh Thái Nguyên có ông Lê Quang Dực - Uỷ viên Ban Thường vụ - Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy; bà Hà Thị Xoan - Uỷ viên Ban Thường vụ - Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban ngành đoàn thể và hàng ngàn tăng ni, phật tử.

Vào một tháng đầu hạ, cách đây 2634 năm, tại kinh thành Ka Tỳ La Vệ xứ Đông Bắc Ấn Độ, một bậc đại giác đã ra đời, bậc thế tôn xuất hiện. Ngài ra đời vì lợi ích cho số đông, vì an lạc cho số đông vì lợi ích và hạnh phúc cho chư thiên và loài người.

Ngày thế tôn ra đời, một sự kiện hy hữu, vi diệu đã xảy ra kim quang sáng ngời, mặt đất rung động theo 6 cách, chúng sinh trong 6 đường hân hoan vì niềm cảm ứng thiêng liêng, hoa trời tuôn rải, nhạc trời lừng vang trước sự ra đời của đấng tối thắng đại từ bi, đại trí tuệ là Đức bản sư Thích ca Mâu ni. 

Với tất cả niềm tôn kính hướng về ngày Đản sinh của Đức từ phụ, năm nay, với chủ đề “Sự đóng góp của Phật giáo với môi trường và chống biến đổi khí hậu, vì một xã hội hoà bình – dân chủ - văn minh”, những tăng ni, phật tử tỉnh Thái Nguyên mong muốn sẽ góp 1 phần nhỏ bé vào sự thay đổi môi trường”.

Dưới sự hướng đạo dìu dắt của bậc đạo sư tinh nghiêm, Phật tử nơi đây đã được trưởng dưỡng mà trở nên hồn hậu. Ân uy đức độ của Phật Đản đã trao gửi cho nhân loại một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tính “Tương quan” là một trong những giáo lý của nhà Phật, từ chính mà Phật giáo hiến tặng để cứu môi trường. Sự nhấn mạnh tổng quát về môi trường là có tương quan, Phật tử cần nhận thức.

Sự hiện hữu của mọi vật trên trái đất là lệ thuộc vào nhau không ngoại trừ ai. Bám vào ý nghĩ về sự hiện hữu riêng biệt là không thực tế. Quan điểm của Phật giáo về tính tương quan phải được truyền thông khắp thế giới và mỗi cá nhân cần biết về trách nhiệm của mình đối với xã hội và thiên nhiên.

Ngày nay, trước hiện trạng thế giới phải đương đầu với hậu quả do con người gây ra, làm thay đổi sự cân bằng của hệ sinh thái, dẫn đến sự thay đổi khí hậu có nguy cơ đe doạ tương lai của chúng ta.

Giáo lý của đức Phật luôn có giá trị đích thực trong cuộc sống, vì những lời dạy của Ngài trước hết và trên hết là bởi con người, vì con người, và cho con người. 

Suốt chiều dài lịch sử, Đạo phật đã hòa nhập và đồng hành cùng Dân tộc Việt Nam, cùng với những tôn giáo khác đoàn kết, nhất trí hoạt động với phương châm “Đạo pháp, dân tộc- chủ nghĩa XH”, xây dựng đất nước ngàu càng giàu đẹp, văn minh theo hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã ghi nhận.

Nhân dịp này, nhiều nhà hảo tâm, các doanh nghiệp đã đóng góp công đức, xây dựng nhà Chùa. Đặc biệt, tỉnh hội Phật giáo tỉnh Thái Nguyên và tăng ni phật tử Chùa Hang đã ửng hộ cho quỹ “ Vòng tay nhân ái” của Đài PT- TH Thái Nguyên số tiền 20 triệu đồng.

Tại chương trình, các tiết mục văn nghệ chào mừng Đại lễ Phật Đản đã thể hiện lòng thành kính dâng lên Đức Phật.

Cũng tại chương trình này, nghi lễ Niêm hương bạch phật và lễ tắm phật được cử hành với lòng thành kính của các bậc đại đức và tăng ni phật tử khắp 4 phương.

Buổi lễ kết thúc với Lễ phóng sinh thả chim bồ câu thể hiện cho ước vọng cầu cho 1 thế giới hạnh phúc, an lạc và hòa bình.

Trước đó, tối ngày 20/5, lãnh đạo huyện Đồng Hỷ và trụ trì Chùa Hang, ban tổ chức Đại lễ đã đến dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Đài tưởng niệm nghĩa trang liệt sỹ huyện Đồng Hỷ. Đây như sự tri ân với anh anh hùng đã hy sinh cho độc lập dân tộc, cầu quốc thái dân an.

Buổi tối cùng ngày, lễ hội thả đèn hoa đăng đã được tổ chức trên dòng sông Cầu. Những ngon đèn hoa đăng là ánh sáng của từ bi trí tuệ được Chư tôn Thiền đức thành kính rước từ ban thờ phật rồi truyền qua quý liệt vị ánh sáng Hoa đăng tỏa rạng, thể hiện trí tuệ bừng sáng, chiếu phá nguồn vô minh u ám.

Đồng thời đó là ánh sáng của từ bi trí tuệ sưởi ấm cho những linh hồn đang lạc lõng bơ vơ tìm cầu chân lý.

Đó cũng là những ngọn đèn thắp sáng niềm tin và hy vọng trong tương lai, thắp sáng những nẻo đường, lấy ánh sáng hào quang của đức phật tỏa chiếu khắp thế gian để xóa hết những bóng tối không tốt có sắn trong mỗi con người.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tác giả, Phật tử Nguyễn Tường Bách trong khuôn viên vườn nhà - Ảnh: TGCC

Tác giả Nguyễn Tường Bách sẽ nói chuyện về Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á

GNO - Nguyễn Tường Bách - tác giả, dịch giả của nhiều cuốn sách được nhiều người đọc yêu thích như Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đạo của vật lý, Con đường mây trắng ... - sẽ có buổi trò chuyện và giao lưu xoay quanh chủ đề “Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á”.

Thông tin hàng ngày