Tháng chín, nguyện cầu…

Giác Ngộ - Tháng chín vừa sang. Trong lời nguyện cầu đầu tháng mình đã nguyện rằng: mong cho không học trò nào trên đất nước này (và cả thế giới) phải canh cánh lo toan chuyện áo cơm, tiền học, tiền ăn khi cắp sách đến trường…

Nguyện cầu điều đó bởi tháng chín là mở đầu của năm học mới, mùa tựu trường khai diễn với Ngày Toàn dân đưa trẻ đến trường (5-9). Ở đâu đó, trên những vùng miền của đất nước này vẫn còn những em nhỏ nặng gánh lo toan: tiền trường, tiền sách vở. Không thiếu những em muối dưa qua bữa vẫn cắp sách đến trường nhưng khi ai hỏi về ước mơ nhiều em chỉ biết lắc đầu. 

chang-duong-den-truong-anh-minh-hoa.jpg

Chông chênh con chữ - Ảnh minh họa

Ước mơ là gì, về cái gì khi mà gánh nặng áo cơm cùng sự nghèo khó bũa vây trong từng bữa ăn, giấc ngủ trẻ thơ? Cái nghèo đủ sức thui chột ước mơ và bóp chết “khả năng” mơ ước của một con người, nhất là những đứa trẻ “nghèo rớt mồng tơi”.

Muốn viết một cái gì đó tươi vui đầu tháng chín, như là những hoài niệm vui vui về thuở xưa xa ngái, lúc mình còn đi học. Vui ơi, dù nghèo ơi. Chiếc áo cũ, đôi dép gần đứt, bộ sách giáo khoa cũ rích… vẫn cắp sách tới trường, háo hức trong ngày khai giảng (dù có lúc cũng… tủi thân). 

Bây giờ đi nhiều mới thấy mình vẫn còn may mắn hơn rất nhiều em nhỏ ở những vùng miền xa lắc mình từng đi qua. Có lẽ vì vậy mà hồi đó mình còn biết ước mơ sau này làm thầy giáo, có lúc muốn làm bác sĩ (để chữa bịnh cho mẹ và ngoại chứ thấy những người thân của mình nay ốm mai đau, chịu hổng nổi)…

Tháng chín như đã nói, định viết một cái gì đó tươi vui rồi lại thôi, bởi nỗi lo cơm áo của mấy đứa nhỏ quê nghèo vẫn còn đó. Có đứa ở trọ sát nhà mình vẫn phải miệt mài học một buổi, chiều đi làm thêm tới tối mới về. Cái nghèo, hoàn cảnh, hay là nhân duyên nào đó đã đẩy đưa người ta trôi về trăm nẻo, cái nghèo và sự giàu như là hai mặt của cuộc đời, của kiếp sống nhân sinh. 

Bởi chúng sinh chưa bao giờ dừng nghỉ sự tham lam của mình nên mãi có giàu nghèo, đẹp xấu?

Nếu nhìn theo nhãn quan đạo Bụt thì đó chính là trùng trùng duyên khởi, là vô minh, nên mới tạo ra nhân nghèo-giàu trong chiều sâu nhân quả, trong sự luân hồi sanh tử.

Nhìn như thế để thấy lòng mình còn tỉnh táo, để thương mà không đau, để thương mà không đánh mất chánh niệm, để có thể phát lời nguyện cầu: chúng sinh bớt khổ, biết Phật pháp mà tu hành, mà vượt qua khổ ải.

Nguyện cầu cho những người trẻ, những cô cậu học trò hoặc những bạn sinh viên vượt thoát trầm luân trong cơm áo cũng có nghĩa là ước mong ai cũng nhận diện được con đường, nơi đó có ánh sáng của Tam bảo soi đường…

Boong… Thở vào, con biết nhiều nỗi ưu tư của rất nhiều em nhỏ đang về giữa mùa tựu trường - tháng chín. Thở ra, con nguyện cho ai sinh ra và lớn lên cũng đều được học hành, được ấm no, được sống đàng hoàng, tử tế!

Boong...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1310 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chân lý thứ ba rưỡi giữa khổ đau và hạnh phúc tối thượng

GNO - Hạnh phúc chân thật không nằm nơi những gì dễ đổi thay. Tỳ-kheo Thanissaro nhắc nhở chúng ta: nếu còn tìm hạnh phúc trong những điều gắn liền với khổ đau, thì thất vọng chỉ là chuyện sớm muộn. Chỉ khi quay về với nội tâm tĩnh lặng, ta mới chạm được vào an lạc bền vững.
Đoàn khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn

Thái Nguyên: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và lãnh đạo liên ngành khảo sát địa điểm đặt Văn phòng Phật giáo

GNO - Chiều 17-7, Thượng tọa Thích Nguyên Thành, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh; bà Đỗ Thị Minh Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận tỉnh làm trưởng đoàn, đã khảo sát địa điểm đặt Văn phòng đại diện của GHPGVN tỉnh tại P.Bắc Kạn.

Thông tin hàng ngày