Thập tự ngày cuối năm

GNO - Cứ vào độ cuối năm là sắp xếp thời gian đi thập tự, vừa để lạy Phật, vừa có dịp ngắm nhìn đất trời và con người vào xuân, xuân nơi cửa Phật và xuân trong tâm thế những người hướng mình đến những giá trị tốt đẹp hơn trong cuộc sống.


DSC_0201.jpg
Góc chùa An Lạc (Q.Thủ Đức, TP.HCM) ngày cuối năm - Ảnh: L.Đ.L


Có người hỏi: Đi chùa cầu nguyện gì? - Tôi trả lời: Dạ, em đi chùa để lạy Phật, ngắm Phật thôi ạ.

Mà thật ra cũng có lần tự hỏi mình câu này. Mà nếu đúng là đi chùa để cầu nguyện những điều mình thiếu, mình cần và mình muốn thì chắc phải sắp xếp đi chùa thật rốt ráo và mất một quãng thời gian khá dài mới có thể xin hết, cầu hết những điều mong muốn. Chỉ mong muốn một điều: rằng có đủ nghị lực và trí tuệ để đi qua khó khăn, để không tác ác nghiệp và để sống thuận hòa giữa rất nhiều những sự vô thường và bất như ý của cuộc sống.

Cảnh chùa là nơi tĩnh lặng mà tâm người có thể nương náu, là nơi để thấy mình được dừng lại, được ngơi nghỉ và buông xả, dù ít dù nhiều, cũng thấy cuộc sống vẫn còn phía trước và để thấy ta cần bền chí hơn để sống một cuộc đời thiện hành, hữu ích.

Lạy Phật để thấy mình chỉ là một kiếp nhân sinh mỏng manh, thân mang nghiệp, để nhủ mình phải sống như thế nào cho phải cái nhân đạo giữa đời. Lạy Phật để tôn ngưỡng một Bậc Giác ngộ đã sống trước mình hai mươi mấy thế kỷ mà những gì để lại cho nhân sinh hằng hậu thế là những triết lý sống minh triết, an lạc và hạnh phúc.

Đi chùa ngày cuối năm để lắng lòng nhìn lại một năm dài đã qua. Được - mất, buồn - vui dù là thực hữu nhưng rồi cũng như bóng câu qua thềm. Còn lại là những bài học cuộc sống, sống sao cho phải đạo, được ta không thiệt người. Và tiếp đó là, sống sao cho ngày mai không tiếc nuối cho những ngày đã qua. Dù có khổ đau cũng có thể nở một nụ hàm tiếu thanh thản và nhẹ nhàng trong cái yên an của tâm hồn, trong cái suy tư tĩnh lặng mà thật thà, giản dị của chính lòng mình.

Và cũng là để mở ra những ngày nắng ấm khi mai vàng đã hé nụ chào ngày xuân sắp đến. Đâu đó có người đánh bóng lư đồng, có người dọn dẹp vườn nhà, trồng lại mớ hoa chắt chiu chút sắc hương cho tiết xuân, có người chộn rộn mớ mứt bánh ngày Tết. Và cũng không quên dọn lòng mình, phủi bụi trần ai trong nếp nghĩ, nếp làm mà có thể là cực đoan, là tiêu cực của hôm qua để sống những ngày mai không vội vã, sống đầy hơn những ngày sắp tới.

Ngắm Phật ngày cuối năm, soi lại mình những ngày đã qua. Để ngày mai và những ngày sau, trong lòng có Phật, để đời thế nhân của mình thanh lương thêm một chút… và chút nữa. Như trong yếu nghĩa của câu nói:

Tâm là nước,
Phật là trăng,
Nước yên trăng hiện.

…để sống đời tĩnh lặng, để thấy Phật trong đời, trong lòng…

Trần Trọng Hiếu

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày