Thầy Hyemin sẽ từ bỏ Twitter

Thầy Hyemin sẽ từ bỏ Twitter

GNO - Thầy Hyemin (ảnh), một nhà sư Phật giáo nổi tiếng và là một nhân vật có ảnh hưởng trên mạng xã hội Hàn Quốc, tuyên bố sẽ từ bỏ Twitter để "nhìn lại" chính mình.

"Gần đây tôi nghĩ rằng có lẽ tôi đã nói quá nhiều kể từ khi bắt đầu sử dụng Twitter", thầy đã viết trên tài khoản của mình. "Từ nay tôi phát nguyện sẽ im lặng và nhìn lại bản thân mình".

Thầy nói thêm rằng giao tiếp trực tuyến đã mang lại cho thầy "nhiều niềm vui".

Thầy Hyemin đã đưa ra những lời khuyên trực tuyến và những bình luận kích thích tư duy cho nửa triệu người theo mình trên Twitter.

Trong số những thanh niên Hàn Quốc, thầy được xem là một người cố vấn hàng đầu với những tư vấn cho những người gặp khó khăn trong các mối quan hệ.

"(Những người trẻ tuổi) không muốn tiết lộ điều gì. Họ chỉ muốn chữa lành vết thương của mình bằng các mối quan hệ. Họ muốn có một ai đó lắng nghe và liên kết với họ", thầy Hyemin gần đây cho biết.

Quyển sách về nghiên cứu tâm linh của thầy, "Những điều bạn có thể nhận thấy sau khi nghỉ ngơi", được bình chọn là quyển sách hay nhất năm 2012 bởi người dùng của Interpark trực tuyến. Quyển sách này đã mang đến cái nhìn sâu về các mối quan hệ, tìm kiếm niềm đam mê của cuộc sống, và đề cao giá trị của chính mình.

Nhà sư qua đào tạo tại Princeton - tên thật là Joo Bong-seok - hiện đang làm trợ lý giáo sư tại khoa tôn giáo Đông Á thuộc Cao đẳng Hampshire.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày