Thấy như thế nào mới đúng?

GN - Trong Tám con đường đúng (Bát chánh đạo) mà Phật Thích Ca đã thuyết giảng thì thấy đúng (Chánh kiến) quan trọng nhất. Thấy đúng là thấy chính xác, rõ ràng, trung thực, không sai lệch, mờ ảo như kiểu “trông gà hóa cuốc”. Có thấy đúng mới có biết đúng. Có biết đúng mới xử lý tình huống thích nghi với cuộc sống. Chính vì thế nên Đức Phật đã đặt thấy đúng ở vị trí đầu tiên, có thấy đúng mới suy nghĩ đúng, nói đúng, làm đúng… và ngược lại, thấy sai sẽ suy nghĩ sai, nói sai, làm sai… Nó như một đầu tàu xe lửa kéo theo bảy cái toa, nếu đầu tàu chạy đúng đường ray thì các toa sau sẽ chạy đúng, còn ngược lại, nó chạy trật đường ray lật nhào thì các toa sau cũng lật nhào theo.
chanhphap.jpg
Thấy đúng là thấy chính xác, rõ ràng, trung thực, không sai lệch, mờ ảo

Trong cuộc sống, mỗi người đều có những nhu cầu về vật chất và tinh thần cần được thỏa mãn. Trong các nhu cầu đó, có những nhu cầu cần thiết không thể thiếu như cơm ăn, áo mặc, nhà ở, học hành, tình yêu và các thứ phương tiện khác. Để có được sản phẩm tương ứng hưởng thụ, thỏa mãn, con người không thể ngồi “ôm cây đợi thỏ” hoặc “há miệng chờ sung” mà phải lao động cật lực bằng cả ý nghĩ, lời nói và việc làm. Bản thân các nhu cầu đều không có tốt xấu, không hoàn toàn tốt cũng không hoàn toàn xấu, nó chỉ tốt hoặc xấu theo ý nghĩ, lời nói và việc làm của con người. Ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, ở nhà cao cửa rộng, học hành trường tốt, giáo viên giỏi, có vợ đẹp con ngoan, các tiện nghi hiện đại… Chính những tham vọng đó đem lại nhiều khổ đau, thất vọng cho con người. Vả lại, có những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống như việc tổn hại các loài vật làm thức ăn nhưng đó lại là giới cấm đầu tiên của nhà Phật, cấm sát sinh. Như vậy phải thấy như thế nào mới đúng với Phật pháp?

Theo kinh Chánh tri kiến (Trung bộ I, kinh số 9) thì giáo pháp Tứ diệu đế là cơ sở để phân biệt hành động nào tốt, hành động nào xấu, hành động nào thiện, hành động nào bất thiện. Bốn chân lý cao cả đã chỉ ra bốn con đường đúng như sau:

Con đường thứ nhất là thấy biết (tuệ tri) được thiện và bất thiện. Thiện là không sát sinh, không trộm cắp, không nói dối, không tà dâm và không uống rượu. Ngược lại, giết người hại vật, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói thô ác, nói phù phiếm và tham dục, sân hận, tà kiến là bất thiện. Không tham, không sân, không si là cái gốc thiện. Tham, sân, si là cái gốc bất thiện. Thấy biết thiện, bất thiện và cái gốc của nó thì đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên “tôi là”, đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại.

Con đường thứ hai là thấy biết được Khổ, Tập khởi của khổ, Đoạn diệt của khổ, Con đường đưa đến đoạn diệt của khổ. Khổ có tám nhóm: sanh-già-bệnh-chết, cầu không được, yêu thương xa lìa, oán ghét gặp gỡ và ngũ ấm mất cân bằng. Nguyên nhân của khổ là ái, hỷ dục, tham, hỷ lạc tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Đoạn diệt khổ là ly tham, không có dư tàn, sự từ bỏ, sự giải thoát, sự vô chấp khát ái. Con đường đúng là Bát chánh đạo đưa đến khổ diệt, tức là Chánh tri kiến... Chánh định.

Con đường thứ ba là thấy biết tường tận 12 nhân duyên: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử. Thấy biết tập khởi của vô minh, đoạn diệt nó và con đường đưa đến đoạn diệt. Không thấy biết về khổ, về khổ tập, về khổ diệt, về con đường đưa đến khổ diệt, là vô minh. Diệt được vô minh sẽ diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử cần thấy biết như vậy.

Con đường thứ tư là thấy biết dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu… sẽ diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại.

Tứ diệu đế là giáo lý đầu tiên, căn bản của Phật giáo. Tuy không phải là triết học nhưng giáo lý Tứ diệu đế được xem như Triết lý giáo dục của Phật giáo, giống như triết lý giáo dục của xã hội.

Triết lý giáo dục là sự định hướng cho hệ thống giáo dục hay nói cách khác nó là kim chỉ nam cho những hoạt động dạy và học cùng sự phát triển con người. Nếu triết lý giáo dục của xã hội lấy nhân bản, dân tộc và khai phóng làm tiêu chuẩn để phát triển toàn diện mỗi cá nhân, phát triển tinh thần quốc gia dân tộc, tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học ở mỗi học sinh thì triết lý giáo dục của Phật giáo lấy cái khổ (Khổ đế), nguyên nhân sinh ra khổ (Tập đế) và phương pháp khai mở bản lai tâm, phát huy tinh thần tự giác tu tập, rèn luyện của con người (Đạo đế) để họ tự diệt khổ, giải thoát bản thân, tiến tới cảnh giới Niết-bàn (Diệt đế).

Nhà hiền triết Khổng Tử cũng lấy Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín làm triết lý giáo dục cho mọi người học tập, trau dồi, xây dựng chính mình ngày càng hoàn thiện hơn để trở thành bậc chính nhân quân tử.

Con người sống giữa cuộc đời như con thuyền đi giữa đại dương bao la, mênh mông sóng nước và có hàng vạn đường đi. Con đường nào cũng sóng nước, cuồng phong, bão tố, chỉ khác nhau ở chỗ mức độ nguy hiểm nhiều hay ít, cường độ tàn phá cao hay thấp mà thôi. Tuy nhiên, trong hàng vạn con đường đó vẫn tồn tại một con đường gió lặng sóng êm, không có cuồng phong bão tố, thấy được phương hướng và bến bờ an vui. Đây là con đường của đạo pháp, của trái tim.

Do không có viên hoa tiêu chỉ hướng, dẫn đường nên thuyền đời chúng ta không thấy được con đường này, cứ loay hoay mãi trên những con đường đầy sóng to gió lớn và bị đánh chìm trước khi vào được bến bờ. Viên hoa tiêu đó là ai? Đó là Triết lý giáo dục của Phật giáo, là giáo lý Tứ diệu đế. Vậy thì, để có cái thấy đúng, dứt khoát phải theo sự chỉ hướng dẫn đường của Tứ diệu đế mới đến được bến bờ an vui.

Nói theo khoa học thì thấy biết về sự thật khổ đau, tập khởi, đoạn diệt, con đường đoạn diệt chúng là cơ sở căn bản cho chúng ta căn cứ để phân tích, nhận xét và đánh giá một cách chắc chắn mọi sự vật và hiện tượng đúng hay sai, thiện hay bất thiện. Đó là chân lý tồn tại hơn 2.500 năm nay. Đã là chân lý thì bất di bất dịch chứ không phải như triết lý giáo dục ngoài đời thay đổi tùy theo mỗi quốc gia, mỗi chế độ và mỗi thời kỳ phát triển của xã hội. Nếu ta thực hiện đúng theo giáo pháp Tứ diệu đế, thấy biết được tất cả thì chúng ta sẽ đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại và có cuộc sống an vui bây giờ và tại đây chứ không phải chờ đợi và tìm kiếm đâu xa.

Nếu không, họ sẽ “ví như mt ngưi ưa muốn rắn nước, tìm cầu rắn nưc, đi khắp chỗ để tìm rắn nưc. Ngưi đó thấy một con rắn nước lớn, và ngưi đó bắt con rắn ấy ở lưng hay đuôi. Con rắn ấy có thể quay lại cắn ngưi đó nơi tay, nơi cánh tay hay ở một phần nào khác của cơ th, và ngưi đó có thể do nhân này mà bị chết hay bị đau khổ gần như chết. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì nắm bắt con rắn một cách sai lạc. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, ở đây, một số người ngu si học các pháp… họ không quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa không được trí tuệ quán sát, nên không trở thành rõ ràng. Họ học các pháp chỉ vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, chỉ vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ không đt được mục tiêu mà sự học pháp hưng đến. Những pháp ấy vì nắm giữ sai lạc nên đưa h đến bất hạnh, đau khổ lâu dài” (kinh Ví dụ con rắn, Trung bộ I, số 22).

Xin mượn hai câu trong bài phú Cư trần lạc đạo của vua Trần Nhân Tông kết thúc bài này:”Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương. Di Đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm về Cực lạc”. 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Cử hành nghi thức niệm Phật cầu gia bị

Bình Định: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh họp thường kỳ triển khai Phật sự cuối năm 2024

GNO - Sáng 11-12, tại Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (114 Tăng Bạt Hổ, TP.Quy Nhơn), Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định đã tổ chức cuộc họp thường kỳ nhằm triển khai các công tác cuối năm 2024, góp ý dự thảo tổng kết Phật sự năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.

Thông tin hàng ngày