Thêm 4.180 ca nhiễm, TP.HCM vượt mốc 90.000 ca

Chiến dịch phun khử khuẩn toàn thành phố bắt đầu từ ngày 23-7 - Ảnh: NLĐ
Chiến dịch phun khử khuẩn toàn thành phố bắt đầu từ ngày 23-7 - Ảnh: NLĐ
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 31-7, Việt Nam ghi nhận 4 ca nhiễm nhập cảnh và 8.620 ca trong nước (giảm 2 ca so với hôm qua). Trong đó, 6.575 ca được phát hiện ở khu cách ly, khu đã được phong tỏa (giảm 345 ca), 2.045 ca đang điều tra dịch tễ (tăng 343 ca).

Số ca nhiễm hôm nay, chủ yếu tại TP.HCM 4.180 ca (giảm 102 ca so với hôm qua), Bình Dương (2.075), Long An (544), Đồng Nai (456), Khánh Hòa (335), Đồng Tháp (146), Tiền Giang (123), Bà Rịa - Vũng Tàu (115).

Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP.HCM lên 90.243, Bình Dương 14.679, Long An 5.443, Đồng Nai 4.126, Đồng Tháp 3.101, Khánh Hòa 1.710, Tây Ninh 1.357, Hà Nội 1.330, Phú Yên 1.305, Bà Rịa - Vũng Tàu 1.096, Đà Nẵng 938, Cần Thơ 803, Bình Thuận 589, An Giang 278, Quảng Ngãi 274, Đăk Lăk 226, Vĩnh Phúc 223, Nghệ An 210, Ninh Thuận 208, Bình Phước 197, Hậu Giang 168, Bình Định 165, Hà Tĩnh 146, Quảng Nam 95, Hải Dương 71, Đăk Nông 67, Hà Nam 65, Gia Lai 55, Lâm Đồng 47, Thừa Thiên Huế 47, Thanh Hóa 35, Bạc Liêu 29, Hải Phòng 26, Ninh Bình 12, Quảng Bình 3.

Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27-4 đến nay lên 141.826, ghi nhận ở 62 tỉnh thành. 3.250 người được công bố khỏi Covid-19 trong ngày 31-7, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 38.734. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 441. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 21.

Cũng trong ngày hôm nay, Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thông báo 145 ca tử vong do Covid-19 (số 1162-1306) từ ngày 19 đến 31-7 tại 6 tỉnh, thành phố gồm: TP.HCM 90 ca, Tiền Giang 47, Đồng Tháp 4, Long An 2, Quảng Nam 1, Trà Vinh 1.

TP.HCM đề nghị các tỉnh, thành phố phối hợp đưa người dân có nguyện vọng về quê

344 người dân Phú Yên ở TP.HCM được đưa về quê trách dịch, sáng 27-7 - Ảnh: An Phước
344 người dân Phú Yên ở TP.HCM được đưa về quê trách dịch, sáng 27-7 - Ảnh: An Phước

UBND TP.HCM vừa có công văn khẩn gửi các tỉnh, thành về việc phối hợp tổ chức đưa người dân từ TP.HCM về các địa phương trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16.

Theo đó, trước tình hình dịch bệnh phức tạp, để tránh tình trạng người dân tự ý di chuyển bằng xe cá nhân, không đảm bảo các yêu cầu về kiểm soát, phòng chống dịch, UBND TP.HCM đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khi có nhu cầu thì gửi kế hoạch tổ chức đưa người dân đang cư trú tại TP.HCM trở về địa phương để thành phố cùng phối hợp thực hiện.

Để công tác phối hợp được thuận lợi, các địa phương chỉ định cơ quan, tổ chức trực thuộc hoặc hội đồng hương tại TP.HCM (như một số tỉnh, thành phố đã triển khai) làm đầu mối tiếp nhận đăng ký theo yêu cầu, đối tượng phù hợp với kế hoạch tổ chức của các tỉnh, thành.

Đồng thời, tổ chức xét nghiệm, thông báo số lượng, địa điểm và thời gian vận chuyển. Phối hợp với các đơn vị vận chuyển hàng không, đường bộ, đường sắt để đưa người dân về quê và tổ chức tiếp nhận người dân và quản lý theo quy định.

Sau khi nhận được văn bản, kế hoạch của các địa phương, UBND TP.HCM sẽ giao các cơ quan chức năng thuộc thành phố phối hợp thực hiện.

Cụ thể, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM là cơ quan đầu mối phía thành phố sẽ phối hợp các đầu mối của các địa phương để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân di chuyển đến những vị trí tập kết trên địa bàn TP.HCM như: sân bay, nhà ga, bến xe...

Sở Y tế TP.HCM chủ trì, phối hợp với UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có tên trong danh sách hoặc kế hoạch di chuyển, được ưu tiên xét nghiệm và trả kết quả trong thời gian sớm nhất, khuyến cáo các trường hợp không được di chuyển.

UBND TP.HCM cũng đề nghị UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện tuyên truyền vận động người dân, người lao động có nguyện vọng về quê chấp hành nghiêm các quy định về phòng chống dịch, không được tự ý di chuyển khỏi nơi cư trú. Người dân chỉ di chuyển khi có kế hoạch và được các tỉnh, thành chấp thuận.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tịnh khẩu

Tịnh khẩu

GNO - Tôi được biết, trong các pháp môn tu tập của Phật giáo có đề cập đến tịnh khẩu. Tuy vậy, trong đạo tràng an cư của chúng tôi có một vị lập hạnh không nói hoàn toàn, có điều gì cần thì ra dấu hoặc ghi ra giấy mà thôi. Tôi nghe khá nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Phật giáo quan niệm về vấn đề này thế nào?

Thông tin hàng ngày