Thêm một bảo vật Phật giáo trở về Hàn Quốc

GNO - Hàn Quốc đã mua được một chiếc hộp sơn mài quý hiếm thời kỳ Goryeo được trang trí bằng ngọc trai, một trong chín chiếc hộp như vầy được biết vẫn còn tồn tại.

Chiếc hộp, được gọi là Najeon Gyeongham, chế tác trong triều đại Goryeo (918-1392). Gyeongham có nghĩa là chiếc hộp chứa kinh điển Phật giáo, trong khi Najeon là một từ Hàn Quốc có nghĩa là được khảm ngọc trai.

Cho đến nay, không có một chiếc hộp như vầy tại Hàn Quốc.

>> Tranh Phật giáo trở về sau hàng thế kỷ "lưu lạc"

vch22.jpg


Chiếc hộp được cho là vật đựng kinh sách Phật giáo từ thời Goryeo (918-1392)

"Thật rất có ý nghĩa khi Hàn Quốc hiện nay có một hiện vật đại diện cho đỉnh cao của nghệ thuật thời Goryeo", Kim Young-na, Tổng giám đốc Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc, nơi chiếc hộp đang được lưu giữ nói.

Bảo tàng đã cho phương tiện truyền thông địa phương thấy chiếc hộp hôm 15-7.

Có 9 chiếc hộp được khảm ngọc trai như vậy còn tồn tại; 2 trong số đó thuộc sở hữu của Bảo tàng Quốc gia Tokyo và 1 thuộc về Bảo tàng Anh ở London, Bảo tàng Mỹ thuật ở Boston, Bảo tàng Rijksmuseum ở Amsterdam, Bảo tàng Kitamura ở Kyoto và Bảo tàng Nghệ thuật Tokugawa ở Nagoya. Còn chiếc hộp sau cùng này nằm trong một bộ sưu tập tư nhân ở Nhật Bản.

Do sản phẩm được khảm đẹp, các chuyên gia địa phương cho rằng đây là những mặt hàng thương mại phổ biến vào những năm cuối triều đại Goryeo đến đầu triều đại Joseon (1392-1910).

Chiếc hộp thứ chín này đã được mua từ một công dân Nhật Bản thuộc nhóm Những người bạn của Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc - một nhóm hỗ trợ tư nhân và tặng cho Bảo tàng hôm 15-7.

Chiếc hộp đã được bán đấu giá tại Nhật Bản vào năm 2010 và một công dân Nhật Bản đã mua lại nó. Kể từ đó, nhóm hỗ trợ đã có nhiều cuộc gặp với nhà sưu tập Nhật Bản trên để mua lại.

Chiếc hộp gỗ dài khoảng 42 cm, rộng 20 cm và cao 23 cm, vừa đủ lớn để cất giữ một cuộn giấy. Tất cả các mặt của chiếc hộp có hình hoa mẫu đơn nhỏ, một trong những họa tiết phổ biến nhất cho sơn mài thời Goryeo, được làm từ ngọc trai. Một bông hoa nhỏ như móng tay và mặt lớn nhất được khảm khoảng 100 hoa.

"Mỗi cánh trong số 9 cánh hoa làm nên hình dạng của hoa mẫu đơn được khảm riêng biệt vào chiếc hộp để tạo nên toàn bộ một bông hoa", Yi Yong-hee, người bảo quản cao cấp của phòng thí nghiệm khoa học bảo tồn của bảo tàng cho biết.

"Với thực tế là Goryeo đã không có những loại cưa mài mòn nhỏ, thợ thủ công đã phải làm việc chăm chỉ để làm ra những chiếc hộp và đó là cách Goryeo trở nên nổi tiếng với nghề thủ công của mình".

Còn 1 chiếc hộp nữa được trang trí bằng hoa mẫu đơn - ở Kyoto, Nhật Bản. Bảy chiếc kia được dát bằng mẫu hoa cúc.

Thợ thủ công Goryeo dường như đã sử dụng các lớp mỏng sơn mài trước và sau khi hình mẫu được khảm vào hộp gỗ, theo Yi.

Các chuyên gia địa phương ước tính rằng chiếc hộp được làm vào cuối thời đại Goryeo, khoảng trong thế kỷ 12 hoặc 13. Cạnh đục làm cho chiếc hộp trông mềm mại, một đặc điểm khác biệt của nghề thủ công thời Goryeo.

Mặc dù chưa có một nghiên cứu hoàn chỉnh nào về chiếc hộp, nhưng các chuyên gia địa phương tin rằng nó sẽ được chỉ định là một bảo vật quốc gia. Ngay sau khi nghiên cứu được thực hiện, bảo tàng sẽ đưa chiếc hộp ra trưng bày công khai.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.
Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

Tín ngưỡng của người Việt thời Hùng Vương

GNO - Khi một thành viên của gia đình và cộng đồng vĩnh viễn ra đi, người ta cần đưa tiễn họ với một số vật dụng thân thiết, để họ có cơ hội dùng tới. Tục tin quỷ của người Việt như thế đã tồn tại lâu đời, trước khi Phật giáo truyền vào và Tự Thiếu Tôn ghi lại.

Thông tin hàng ngày